Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

Kim Ki Duk's Samaria


Samaria là một bộ phim khó chịu,đầy bạo lực,dục tính.Phim chia làm 3 phần : “Vasumitra”, “Samaria” and “Sonata”,kể lại câu chuyện của 3 người :Yeo Jin, Jae Young và bố của Yeo Jin.

2 cô gái nữ sinh quyết định bán thân để đổi lấy tiền đi nc ngoài.Một cô đứng canh cớm,một cô phải thực hiện hành động đó.

Ngay từ những phút đầu,Jae Young đã kể cho cô bạn nghe về Vasumitra,một truyền thuyết :

"Người ta bảo,bất cứ ai quan hệ với cô ấy thì sau này sẽ trở thành một Phật tử rất sùng đạo" "Chuyện chăn gối thì liên quan gì đến Phật giáo ?" "Có thể điều đó đã gợi lên một chút tình mẫu tử.Đàn ông người nào cũng là trẻ con khi làm tình."

Cô bắt Yeo Jin phải gọi cô bằng Vasumitra,chương đầu của bộ phim.Jea Young bị ám ảnh vào tình dục,về quyền năng của cô gái Vasumitra trong truyền thuyết.Việc ám ảnh đó dẫn theo một số hệ quả khó lường,cũng như dẫn đến bi kịch của phim.

Tình bạn giữa hai người rất gắn bó.Hai người tắm chung với nhau,như gột rữa tội lỗi và tẩu uế linh hồn non nớt.Tiền càng ngày càng nhiều,nhưng sự dằn vặt trong tâm của hai người ngày càng lớn.Một sự gắn kết thiêng liêng,mà đỉnh điểm là nụ hôn của hai người trong phòng tắm.Đó là tình bạn.

Rồi cũng đến ngày Cảnh sát phát hiện,Jae Young nhảy lầu,với một nụ cười,đau đáu và khó hiểu.Yeo Jin cõng cô đến bệnh viện,nơi cô yêu cầu gặp lại người mà cô thấy yêu trong những người đàn ông làm tình với cô.Yeo Jin đến gặp ông ấy,khi mà cô phải đánh đổi cái trinh của mình để người đàn ông vô ơn xấu xa đó đến gặp Jea Young,nhưng đã quá muộn.Ở đây,ta thấy sự khốn nạn của cuộc đời.

Đến nơi,Jae Young đã chết.Với một nụ cười trên mặt.Nụ cười như bán bổ cả thế giới,cười nhạo lấy sự xấu xa và bỉ ổi của cuộc đời này.

"Jea Young.Đừng cười nữa.Có cái gì mà bạn cười hoài vậy ?"


Đến chương tiếp theo,"Samaria".Yeo Jin quyết định ăn nằm và trả tiền lại với những người đàn ông đã từng chăn gối với Jea Young.Điên loạn.Đó là cách Yeo Jin trút bỏ dc sự gắn kết giữa Jea Young,cũng như trút bỏ dc cái nỗi ám ảnh suốt đời trong tâm cô.

Ở đây,ta thấy dc sự suy đồi đạo đức của xã hội.Những người đàn ông giàu có,gia đình đầy đủ, ăn nằm với trẻ dưới vị thành niên mà ko thấy xấu hổ,họ làm thế để lấp đầy cái khoản trống bên trong con người họ.Những linh hồn trống rỗng.Đó là cách mà KKD đã dùng để lên án cái xã hội của Hàn Quốc.Nó chỉ đào tạo nên những thứ giả dối.Đó là lí do mà Yeo Jin cười khẩy khi chăn gối với một người đàn ông.

Chuyện gì đến cũng sẽ đến.Cha của Yeo Jin,với sự ám ảnh sẽ mất con gái.Ông đang khám nghiệm hiện trường một cô gái chết,máu đỏ loan lổ,nhìn qua bên kia đường,ông thấy con gái mình trong phòng với một người đàn ông.Ông nhìn lại cái xác cô gái đẫm máu.Hai tấm cửa kính ngăn cách hai thế hệ.Hai tấm cửa kính ngăn cách cái thực tế và cái sự ám ảnh bên trong tâm người bố.Vả lại,người bố nào mà chả thương con.Tình cha con xuất hiện bên trong phim.Và nó là động lực khiến ông bố hành động sau này.

Ông lái xe chặn đường người đàn ông khi nãy còn đang ôm ấp con gái mình.Đánh mắng và tát lấy hắn.Mọi chuyện càng ngày càng tồi tệ,và dc KKD đẩy tình tiết lên đến cùng.

Ông bố quyết định ngăn cản bất cứ người đàn ông nào muốn quan hệ với con ông.Ta thấy sự đáng sợ trong tâm hồn mỗi con người,cũng như sự điên dại khi mà một người bố thấy mất con.Yeo Jin và bố cũng rất gắn kết với nhau.Một sự gắn kết thiêng liêng.Tình cha-con.

Rồi ông vào nhà một người đàn ông khác,trc bữa cơm gia đình.

"Thứ đàn ông thô bỉ.Mày ngủ với một đứa con gái còn nhỏ tuổi hơn cả con mày.Đến chó nó cũng còn ko làm thế. Những tên khốn như mày làm thế giới này điên đảo."

Như ta thấy,thoại trong phim rất ít,nhưng câu nào thì chắc câu đó.Chỉ riêng một vài câu thoại trên đã cho ta thấy sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng trong xã hội,cũng như sự điên dại của người bố và tình cha-con sâu nặng.

Người đàn ông đó ko chịu dc.Ông ta nhảy lầu tự vẫn.

Mọi chuyện ngày càng nặng nề.Đỉnh điểm là khi ông giết chết một người đàn ông khác trong WC công cộng.Một người cảnh sát mà ra tay giết người.Tay ông nhúng đầy máu tươi.

Sau đó,ông tắm để gột rửa tội lỗi và tẩy uế linh hồn của một người bố.

Chương ba "Sonata",nhẹ nhàng,du dương.Ông dẫn con về quê chơi,xa lánh khung cảnh thành phố.Ông muốn dạy con lái xe trc khi đưa tay vào tròng.Ở đây,ta thấy có 2 cái kết,một cái khi mà ông giết và chôn Jeo Yin,có thể người cha muốn gột rữa mãi mãi tội lỗi của cô con gái,ông muốn giết cô và xóa bỏ cô mãi mãi ra khỏi cuộc đời này.

Kết thúc thứ hai,Jeo Yin lái xe đuổi theo người cha (đã bị bắt).Nhưng cô bị kẹt,kẹt mãi mãi trên vũng lầy của cuộc đời này mà ko có bố.Đó là một cách gián tiếp và mang tính biểu tượng rằng :cô phải đối đầu với cuộc đời đau thương một mình mà ko có bố,cũng như rằng chính tay bố cô giết và chôn cô vậy.

Hai kết thúc đều gắn bó với nhau.

Cảnh cuối là một cảnh buồn và trầm.Nó gợi cho ta nhiều suy nghĩ về đường đời đầy chông gai (những vũng lầy),con đường và sự truy đuổi dường như là một ẩn dụ cho việc tìm kiếm lấy hạnh phúc và thành công trên đường đời.Một kết thúc hụt hẫng.Đó là cách mà KKD sử dụng để chúng ta suy nghĩ.

Gồm 3 chương,Samaria là một bộ phim khó nhằn với phần lớn người xem.Bộ phim khám phá thế giới nội tâm của từng con người,khám phá lấy bản chất tội lỗi,sự vô đạo đức,sự ám ảnh tội ác và nhục vọng và sự trống rỗng giữa thời hiện đại cũng như tình bạn-tình cha con sâu đậm.Bộ phim cũng thể hiện cách nhìn của giới trẻ trc cuộc đời hiện nay.Sự tiến thoái lưỡng nan trong tâm hồn mỗi con người cũng là một động lực thúc đẩy tội ác.

Kim Ki Duk,với con mắt nhìn đời tinh nhuệ,ông đã tạo ra một bộ phim tuyệt vời,đầy rẫy biểu tượng ẩn dấu trc những hành động bạo lực và trông có vẻ vô nghĩa.Phim tạo ấn tượng khó quên cho người xem,nặng nề và gai góc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’

  ‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’     Người Đức có khái niệm Umwelt dùng để miêu tả cảm giác tồn tại giữa th...