Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Bạo lực học đường

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là tại sao người lớn lại đỗ lỗi cho mọi thứ khi trẻ con có hành vi bạo lực. Vì họ ko dám nhìn lại chính mình, và không thể nhìn vào tâm lũ trẻ. Tại sao ? Tại sao ? Một câu hỏi khó trả lời và nếu có thì nó không đơn giản như mọi người nghĩ.

Bạo lực xuất phát từ việc gì ? Nho giáo xưa nay cho rằng : “Nhân chi sơ tính bản thiện” (con người sinh ra vốn lương thiện). Nhưng theo tâm lý học phát triển, với đối tượng nghiên cứu là vị thành niên, bản chất của con người luôn có mầm mống bạo lực và dục vọng. Hay nói một cách khác, con người từ khi lọt lòng ra đời đều mang trong mình một cái ác, dù nhiều hay ít – nó vẫn tồn tại sâu thăm thẳm bên trong mỗi người. Một sự kích thích nào đó có thể đánh thức nó dậy. Và sự kích thích ở đây là gì ? Nhiều lắm. Quan trọng nhất, có chăng đó là sự vô tâm của mọi người. Gia đình bỏ rơi lo cho tiền bạc mà quên đi con cái – chúng sẽ không hiểu được sự yêu thương là như thế nào. Sự vô tâm ấy dẫn đến sự cô độc, sự hỗn loạn, sự trống rỗng bên trong mỗi đứa trẻ. Mọi thứ lùng bùng bên ngoài khác càng kích thích giới trẻ cùng với tâm lí ko ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà ko biết thể hiện đúng cách) ở lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới này khiến chúng bức bối và muốn giải thóat. Biện pháp đơn giản thôi : bạo lực, ma túy, hoặc tệ hơn là hành xác, trầm cảm, tự tử – nhưng ta sẽ chỉ xét đến vấn đề bạo lực tuy mọi thứ đều có liên quan đến nhau chặt chẽ. Nhẹ nhàng chút chút là những cú đấm với nhau trong lớp hay những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong trường, nặng hơn là bắt đầu ra ngoài xã hội làm tay giang hồ anh chị đâm thuê chém mướn. Mọi thứ nhanh chóng biến mất – tương lai và hi vọng. Mọi chuyện ngày càng tồi tệ thêm. Thế nên, bạo lực học đường chỉ là con đường cơ bản nhất để tiến đến sự sa đọa trong xã hội và cuộc sống bên ngoài.

Và, với một vài đứa trẻ - trường học nơi đáng lẽ phải là thứ nuôi dưỡng tâm hồn lại là nơi điên loạn nhất. Sự cô lập làm chúng cô đơn, sự tác động của thầy cô giáo với áp lực học hành nặng trịch khiến chúng điên đầu và thế nên chúng phải xả giận chứ. Chúng xả vào nhau những đường chém, chúng chửi rủa thầy cô giáo, chúng mâu thuẫn nhau vì một lí do nhỏ nhặt. Còn không thì chúng rạch tay, tự sát. Ở VN, có những vụ đánh giáo viên, tạt axit giáo viên, đâm chết bạn bè. Ở nước ngoài, lũ trẻ xả súng (hãy nhìn vào vụ thảm sát Columbine rúng động toàn cầu).

Những lí do khác gây kích thích cái ác bên trong giới trẻ mà nhiều người thường đưa ra, đó có thể là do trào lưu (như trào lưu hippie ở Mỹ, trào lưu tự sát ở Nhật, trào lưu emo goth ở nước ta). Hay là do cách cư xử của gia đình không tốt, bạo hành chẳng hạn, khiến đầu óc chúng trở nên rối loạn cực độ. Trẻ con là hình ảnh của người lớn, chúng được giáo dục bằng bạo lực thì chúng sẽ đẩy lại cho người khác bằng bạo lực – thế thôi. Do cái nghèo, cái thất học (chính sách nhà nước và giáo dục chưa chạm đến họ). Do xã hội chăng, dường như cuộc sống đậm đặc và hối hả khiến cho nó thành cứng nhắc và vô cảm, khiến cho con người vô tâm hơn khi đối xử với nhau – cũng có thể ? Sự phấn khích khi thực hiện những hành vi bạo lực cũng gây nghiện và làm cho chúng khoái trá thể hiện (quay clip up lên internet). Do truyền thông đại chúng – cũng đúng một phần. Tất cả đã dẫn đến một thế hệ trẻ trống rỗng. Từ trong ra ngòai. Tương lai sẽ ra sao khi mà giới trẻ mang súng vào trường và điên cuồng bắn giết đâm chém hãm hại bạn bè của chúng, thầy cô của chúng ?

Bạo lực học đường. Mọi thứ đã xảy ra lâu lắm rồi. Nhưng chỉ từ khi đoạn clip nữ sinh đánh nhau dc làm rùm beng (lưu ý là loại clip này ở nc ngoài đã bị lên án và xử lý đích đáng từ lâu) lên, mọi người (người lớn là chủ yếu) mới bắt đầu nhìn lại.

Cái đầu tiên mà họ nhắm đến không phải là sự vô tâm của họ, mà họ đổ thừa cho mọi thứ khác – games, nhạc, phim, internet, sách báo, vvv. Họ quên đi rằng, đó chỉ là những tác nhân ngoài lề và chúng đều chỉ ra một nguyên nhân thiết yếu : HỌ . Nếu ta có các định hướng tốt đẹp cho giới trẻ và hiểu rõ chúng hơn, thì cái ác sẽ bị chế ngự. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà lòng tin của giới trẻ dành cho phụ huynh và thầy cô càng xuống cấp thì chuyện đó ngày càng trở nên vô vọng. Bản chất con người thì đã thế. Chúng ta phải có những biện pháp mạnh để khán cự cái ác trỗi dậy từ trong ghế nhà trường.

Với một cái nhìn trung lập nhất, hãy lắng nghe bằng cả tấm lòng chứ đừng nhìn vào vẻ bề ngoài. Đặt bản thân mình vào chúng. Mọi phụ huynh và gia đình hãy lo mà quan tâm đến con cái hơn, đừng mất lòng tin vào chúng – và cũng đừng để chúng mất lòng tin vào mình. Thầy cô hãy lo lắng đến quý học sinh thân yêu hơn. Bạn bè hãy quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Về phần Đoàn và xã hội, hãy thực hiện nhiều hoạt động thực chất hơn, không nên mãi họp hành mà không có biện pháp cụ thể nữa mà nên tổ chức nhiều sân chơi để mọi lứa tuổi hiểu nhau hơn. Giáo dục nên tập trung chú trọng hơn vào vấn đề dạy “Lễ” cho các em trước, môn GDCD không nên quá mãi khô khan trọng lời lẽ mà phải thiết thực, hấp dẫn và bổ ích. Tầm quan trọng của Giáo dục trong những lứa tuổi này là điều không thể chối bỏ. Có thế, cái ác trong mỗi con người sẽ bị kiềm chế, bạo lực học đường sẽ dần dà biến mất cho một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy điều đó có thể là hơi viễn vông và xa vời. Cách đơn giản và nhanh gọn nhất mà phần lớn mọi người (lớn) đang thực hiện là kỉ luật. Kỉ luật thật nặng – đuổi học, hạ hạnh kiểm. Mà những hình phạt này một số lúc nếu có tiền thì cũng chả là vấn đề gì. Họ vẫn quên rằng, thiếu sự quan tâm thì việc đó chỉ càng đẩy chúng đến bên bờ cái ác.

Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là những phần nhỏ nhặt trong một cái thế giới to lớn trong đầu của giới trẻ. Như câu chuyện thầy bói mù xem voi nổi tiếng ở dân gian ta, chúng ta sờ vào một phần của chúng, nhưng dù gì đi nữa – nó chỉ là một phần nhỏ của một vấn đề đồ sộ - con voi. Mọi sự lí giải thế nên có thể sẽ không bao giờ hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Cuối cùng, đến đây tôi lại nhớ đến chuyện nàng công chúa và hạt đậu của Andersen, dù nàng có nằm trên nhiều tấm nệm nhưng nàng vẫn cảm thấy được hạt đậu sau bao lớp nệm dày. Thế tại sao chúng ta lại không ? Có những việc nhức nhối to lớn mà tại sao nhiều người lại tỏ ra thờ ơ đến thế. Xem những clip trên mạng, tôi thấy rất bất bình với lũ trẻ đúng xung quanh mà dòm ngó, mà chỉ trỏ, mà bàn tán cười đùa. Nền tảng đạo đức, tình bạn bè đang nằm ở đâu trong cái xã hội ngày một phát triển này ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’

  ‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’     Người Đức có khái niệm Umwelt dùng để miêu tả cảm giác tồn tại giữa th...