Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

oo

Không có gì trên thế giang này
Dường như là bất tử
Mọi thứ chỉ
Quay lại
Trên vòng quay bất động của nó.

Một
Và chỉ một
Vòng tròn
Hiện hữu.

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Requiem for a Dream

Requiem for a Dream

Requiem for a Dream - Lễ cầu hồn cho những giấc mơ. Cái tên đã nói lên dc bản chất của bộ phim. Cái nghiện ngập, cái ảm ảnh đến với mỗi con người khiến cho họ u mê vào giấc mơ ảo tưởng của mình. Với 3 cô cậu trẻ - đó là ma túy, với bà mẹ - đó là những ảo tưởng cho một cuộc thu hình trực tiếp trên truyền hình. Nói cách khác, đối với ba cô cậu trẻ, họ là con nghiện của ma túy, với bà má già nua, bà là con nghiện của cái vinh hoa và sự ấm áp trên truyền thông - bỏ qua những phút giây cô độc ko người viếng, nhìn lại những tháng năm xưa cũ đã bay đi mất.

Họ đã trở thành những con nghiện. Họ làm mọi cách để tiếp tục chìm đắm trong giấc mơ ảo tưởng đó. Buôn bán hút chít ma túy, đắm mình vào những viên thuốc giảm béo để mặc vừa chiếc váy đầm đỏ chói. Những cuộc vui rồi sẽ tàn. Những giờ khắc sung sướng rồi sẽ bị đốt cháy bởi hiện thực xám hoét.

Cuối cùng, Harry bị cưa mất tay, bà mẹ Sara bị đưa vào viện với những cú shock điện khiến cho bà thân tàn ma dại, Marion đánh mất nhân phẩm của mình - mua vui những trò chơi dã man bệnh hoạn với đám người lắm tiền - để đổi lấy ma túy, Tyrone vô tù và run rẩy. Đấy, lễ cầu hồn đã điểm.

Họ đã từng có nhau, họ đã từng bên nhau, nắm tay nhau và nhảy những bài ca tuyêt diệu nhất trong giấc mơ của họ. Nhưng rồi cuối cùng họ cũng co ro như những sinh linh cô đơn trên chiếc giường của mình. Cái kết buồn và đau đớn cũng đủ cảnh tỉnh cho chúng ta một bài học. Đây sẽ là bộ phim thay đổi cuộc đời bạn.

Câu chuyện đơn giản và dễ hiểu, cấu trúc chia theo mùa : Hạ - Thu - Đông như ngầm ám chỉ tính chất phim. Hạ là mùa sung sức - khi mà mọi chuyện nhen nhóm và thành công, Thu là lúc lá sắp tàn - những phiền phức đã bắt đầu, Đông thì lạnh lẽo kinh người - trả giá. Về phần hình thức thì rất chi là phong cách, những cảnh ngắn - cắt nhanh - cận cảnh hoặc đặc tả được lập đi lập lại nhắm diễn tả những hành động cụ thể - chích thuốc, uống thuốc. Có cần phải cho thấy cảnh NV tự thân mình chích đâu. Chỉ là những chuỗi hình ảnh âm thanh nhanh nhanh gọn và lập lại - nhưng nó vẫn cho ta cái cảm giác đó, thực và ấn tượng. Những cảnh chia đôi màn hình. Những cú tracking shot với góc quay lập lòe ảo giác - khi thì chỉa từ đầu nhân vật, khi thì ném xuống cằm nv, kinh sợ nhằm dĩên tả cảm giác chơi vơi ko điểm tựa, và hơn thế nữa - nó cho ta đắm mình vào chính nhân vật, tạo ra một bầu không gian riêng. Đó chính là những giấc mơ ảo tưởng. Nhịp điệu phim lúc nhanh lúc chậm, đôi lúc tĩnh lược quá đáng, đôi lúc phim như chững lại - điều đó góp phần cho sự mờ mịt và hồi hộp, tạo cảm giác mất thăng bằng với hành trình của bộ phim.

Sự cô đơn và mất kết nối có lẽ là một lí do của những con người chìm mình trong sự ám ảnh, nghiện ngập trong Requiem for a dream. Cảnh cuối cùng, những sinh linh lại cuộn mình trong giường, im lặng và nhắm mắt như đang rơi vào một cõi mộng.

Cái cõi mộng ấy có phải là bản chất thật của con người. Cuối phim, khi họ đã chịu đựng sự dày vò của cái ám ảnh đấy, họ lại quay về cô đơn trong cõi riêng của mình, tìm lại chính bản thân mình.

Lí do chính của cái sự ám ảnh ấy là gì ? Là sự mất kết nối, là sự quay lưng lại với hiện thực. Thiếu thuốc, họ chỉ là những thế hệ vứt đi. Có thuốc, họ rơi vào một thế giới khác. Sự mất kết nối, họ tự giam mình trong một tấm gương kính phẳng lì, như một con vật mơ hồ trưng bày trong chốn bảo tàng sở thú. Có thuốc, họ đẩy bản thân lên một tầng mới, bị mắt kẹt giữa ranh giới của chiếc gương và hiện thực.

Sự cô đơn đẩy những chiếc gương lại gần nhau. Lên thuốc, trong lúc họ kẹt trong ranh giới kinh hoàng đó, họ chạm được vào nhau. Hiện thực dần chìm vào quên lãng, cho đến khi tấm gương vỡ nát, đâm những vết thương sâu hoắm vào người họ.

Đau. Rất đau. Có người sẽ mất máu cho đến chết, không thể nào gượng dậy được. Những số phận điêu tàn ấy bị lấp sâu trong lớp tro bụi. Có người sẽ lại đánh mất chính mình và một tấm gương khác lại chờ đợi họ. Có người lại dấn thân co ro trong chăn tìm lại chính bản thân mình.

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

HN ???

-Sưu tầm-
Cộng đồng mạng vẫn lan truyền một bài viết khá thú vị về sự khác nhau giữa hai TP lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, trong đó có viết một đoạn về sự cảm ơn: “Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn. Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn”.

Mặc dù là những đúc kết của cá nhân một công dân mạng tinh tế, nhưng được đông đảo tán thành và gật gù. Không chỉ lời cảm ơn mà văn hóa phục vụ ở Hà Nội hiện vẫn đang là vấn đề “đau đầu” với những ai quan tâm, yêu mến mảnh đất – con người nghìn năm văn hiến – nơi nổi tiếng với câu tục ngữ: “Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

“Áo ở đây đắt lắm đấy!”

Một lần, khi tôi ghé thăm nhãn hiệu thời trang N. tại đường Bà Triệu, có sự xuất hiện của một người khách là phụ nữ trung niên. Có lẽ vì cách ăn mặc của chị đơn giản nên ngay từ đầu các em bán hàng đã không mặn mà trong cách chào đón. Chị vẫn vui vẻ lựa chọn những bộ váy công sở, cầm những bộ mình ưng ý trên tay, đang dò đường vào phòng thử, thì cô nhân viên đứng cạnh đó lạnh nhạt: “Có chắc chị mua không? Đồ áo ở đây đắt lắm đấy!”.

Hà Nội nên học hỏi cách phục vụ của Tp.HCM.

Câu nói như đuổi khách của một cô nhân viên bán hàng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu khiến người khách sững sờ. Chị quay quắt lại chỗ thanh toán, rồi nhẹ nhàng hỏi cô nhân viên: “Lương tháng của cô được bao nhiêu?”. Cô nhân viên mặt mũi xám xịt chưa thốt nên lời thì chị nói tiếp: “Cô nhân lên vài chục lần rồi hỏi tôi xem có mua được nổi một bộ váy của cửa hàng cô hay không nhé?”.

Những câu chuyện như trên không phải là chuyện lạ, nó đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở rất nhiều cửa hàng hiện nay. Lời nói được thốt ra từ cái miệng xinh xinh của cô nhân viên bán hàng – lạnh lùng, ngắn gọn và … đơn giản thế – nhưng đã gây ra sự tổn thương cho những ai phải hứng chịu.

Một người bạn của tôi cũng từng phải chịu cảnh tương tự. Khi chị đang xem cái áo khoác mùa đông khá bắt mắt thì người bán hàng lạnh nhạt: “Áo đó giá đắt đấy nhé” với ánh mắt không mấy thiện cảm, nếu không muốn nói là coi thường.

Là người kiếm ra tiền, nên câu nói đó không khác gì hành động hất nước vào mặt, chị sang ngay hàng bên cạnh lấy đúng chiếc áo tương tự và rút xấp tiền ra trả, không mặc cả một xu – khiến cái miệng vừa thốt ra những lời “thanh lịch” kia cáu kỉnh khó chịu và không kém phần tiếc nuối!

Nhưng tưởng chỉ những người ăn mặc bình dị mới khiến các cô bán hàng “nhà ta” bị “đánh tráo khái niệm” mà nhìn gà hóa cuốc rồi mới hành xử mất lịch sự, thiếu văn hóa nhưng không hoàn toàn đúng. Tôi có anh bạn là người mẫu, với chiều cao nổi bật, phong thái sang trọng, anh được chú ý tại bất cứ nơi đâu anh tới.

Một lần, anh đang chọn được kha khá đồ nhưng vì sắp quay phim nên anh phải chọn thật kỹ càng, vì vậy, người bán hàng tỏ ra khó chịu, mặt sưng vù như bị ong đốt, cộc cằn đáp lời và thái độ vùng vằng rất thiếu duyên, anh không chịu được, vứt hết đống đồ đã chọn rồi không kiềm chế được anh nói: “Em bán hàng kiểu này có mà bán cho quỷ” rồi ra khỏi cửa hàng. Tất nhiên, anh một đi không trở lại.

Những phố “vẫy” khách ở Hà Nội

Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều những phố mà dân tình thường gọi là phố “kéo”, “chặn” khách. Tôi đã chứng kiến (và cũng từng gánh chịu) quá nhiều hành động rất phi văn hóa khi những “lơ” quán thời hiện đại chạy ra đứng đầy đường để lôi, kéo, chặn xe của người qua đường, tạo nên không biết bao nhiêu gương mặt với đầy đủ cung bậc cảm xúc từ giận dữ, bực mình, đến lo âu, hoảng sợ.

Thế nhưng kéo được “con mồi” vào chỗ rồi, thì thái độ phục vụ gần như tỉ lệ nghịch với sự nhiệt tình “chặn xe” ban nãy, khách hàng có thể ngồi chờ mỏi cả cổ với những bữa ăn “mầm đá”, sự hờ hững, lạnh nhạt của bồi bàn khiến “thượng đế” cảm thấy hụt hẫng, vì bị bỏ rơi!

Trời đánh tránh bữa ăn!

Huy vốn là cậu ấm có tiếng “Bạc Liêu công tử” ở Hải Phòng. Anh học tại một trường đại học lớn ở Hà Nội và gia đình chu cấp không thiếu một cái gì vậy nhưng cách ăn mặc bụi phủi, đã khiến anh gặp không ít tình huống oái oăm.

Có lần Huy rủ cô bạn gái vào một cửa hàng ăn nhanh, cô nhân viên thấy anh không được phong lưu như những khách hàng khác, bèn lườm lườm: “Đồ ăn này giá cao đấy anh nhé”. Câu nói “chạm nọc” tự ái ngút trời của chàng thiếu gia. Vẽ vời chán chê trên bàn bộn bề thức ăn, Huy mới đủng đỉnh gọi quản lý lên, gọi cả nhân viên phục vụ kia tới. Kết quả, cô nhân viên bị đuổi ngay lập tức.

Chị họ tôi trong một bữa ăn tại nhà hàng, vì không thấy bóng người phục vụ nào, chị gọi to lên thì xồng xộc một cô nàng chạy ra, mắt sáng quắc rồi cao giọng: “Chúng tôi không điếc đâu, chị không phải hét như thế!”.

Mọi người trong bàn tiệc chưa kịp ngạc nhiên thì chứng kiến tiếp hình anh cô này sừng sộ đứng sát cạnh bàn theo kiểu “nhà binh” tỏ ý là giờ sẽ đứng “canh” cho hết buổi! Bữa ăn trở nên kém vui và mất ngon, còn bà chị tôi thì đỏ bừng mặt vì xấu hổ khi mà chồng tương lai ngồi ngay cạnh! Nếu không có sự can ngăn của những người có mặt, có lẽ bà chị họ tôi đã không nhẫn nhịn bình tĩnh ngồi lại cho đến khi bữa ăn kết thúc!

Không nặng như những lời nói xỉa thẳng vào danh dự của khách hàng, nhưng không ít những cử chỉ thiếu văn minh của người phục vụ trong các quán ăn như “cười nhạt” khi khách hàng lựa chọn món, gọi tên món, lau bàn ăn với thái độ hậm hực, khó chịu, làm theo yêu cầu của khách hàng một cách miễn cưỡng và kênh kiệu… cũng khiến không ít khách hàng cảm giác phiền lòng.

Trời đánh còn tránh bữa ăn, nên sự bực mình của các “thượng đế” ở những nhà hàng, quán ăn bao giờ cũng “thịnh nộ” và phẫn uất nhất. Đây cũng là bài học cho những chủ đầu tư, người quản lý những nhà hàng lớn nhỏ, bởi vì xét theo tâm lý, không ai muốn ăn uống ở một nơi bị “bạc đãi” và một lần bất tín vạn lần bất tin – nên cơ hội trở lại của người khách đó trong thì tương lai là gần như số không!

Một số người bạn sinh sống và làm việc tại TP HCM, mỗi lần ra Hà Nội vì lý do công việc, xong việc, họ vội vội vàng vàng đặt vé máy bay và trở về ngay. Nhiều khi bạn tôi cứ nửa đùa nửa thật: “Đi uống café ở Hà Nội nhiều khi muốn đập cho đứa phục vụ một phát, còn đi mua đồ thì chỉ muốn chạy cho xong”.

Kết

Một số người nổi tiếng mà tôi có quen biết, khi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội, họ luôn cẩn trọng với việc phục vụ của nhân viên đến mức việc training (đào tạo) gần như diễn ra hàng tuần.

NTK Võ Việt Chung cho biết anh lắp đặt camera không chỉ để quan sát an ninh cho cửa hàng mà còn… ghi lại cả thái độ phục vụ của nhân viên, nếu cô nào “chẳng may” xị mặt khi khách đến mà không mua, sẽ bị sa thải ngay lập tức.

Nghe Võ Việt Chung nói, tôi cứ trộm nghĩ rằng nếu như người chủ nào cũng ý thức cao độ về cung cách – văn hóa phục vụ – dịch vụ của mình đối với khách hàng như vậy, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải đau đầu, chướng tai gai mắt khi hàng ngày vẫn phải đối mặt với rất nhiều lời nói – hành động thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa, thừa vô duyên của những người mà họ không hiểu rằng họ đang kiếm tiền bằng chính cách phục vụ của mình, rằng họ đang bất nhã với người sẽ bỏ tiền ra nuôi họ!

Sài Gòn và Hà Nội
Cơn mưa. Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên. Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.

Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.

Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.

Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai.

Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.

Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách.
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm.
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
Sài Gòn: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

Giầy tất
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang tất.
Con gái Sài Gòn có thể đi tất mà không cần mang giày.

Đụng hàng
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”.
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”.

Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus.
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn.
Sài Gòn: Ít cafe + ít sữa + đá + đá + đá + … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng… chan vào cafe uống. Hết lại có thêm (không cần xin).
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc.

Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá ở các quán nước giá 500 đồng.
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí.

Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai nghìn rưởi.
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền.

Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn.
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa.
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa.

Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.

Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa:
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”.
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”.

Chào hỏi
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về:
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”.
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”.

Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”.
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ”.

Giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.

Giữ xe hàng quán
Hà Nội: trông hộ xe miễn phí.
Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”.

Uống bia
Hà Nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ tan tiệc.
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa.

Karaoke
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ.
Sài Gòn: Chọn vi tính, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ.

Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ.
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy.
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen).

Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực.
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình.

Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.

Chùa chiền
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa.
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh.

Tào phớ
Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.

Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ.
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.

Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.

Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo. Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên đường 3/2.

Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh.
Sài Gòn: Me, chanh.
HN: nem rán.
SG: chả ram, chả giò.
HN có bún chả.
SG có cơm tấm.

Cuối tuần
Hà Nội: Cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi.
Sài Gòn: Đi ăn tiệm.

Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, Tak X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu?

Chợ tình
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.

Xe
Hà Nội: Hiếm gặp những xe đời cũ.
Sài Gòn: Những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố.

Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi.
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.

Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to.
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.

Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
Tức mình chửi nhau:
Hà Nội: Đồ dở hơi
Sài Gòn: Quân mắc dịch

Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.
Người Hà Nội: nói dài dòng, khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn, dễ hiểu!
Người SG nói: dễ hiểu.
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.

Tiệm Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!

Ăn uống
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt

Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó.
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.

Tẩy
Ở Hà Nội: Nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: Nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi một bao Vina.
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.

Biển quảng cáo
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng.
Ở Sài Gòn, càng hài ước càng thu hút mọi người.

Gọi điện về việc kinh doanh
Hà Nội: Chú là con ai đấy?.
Sài Gòn: Mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án
Sài Gòn: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
Hà Nội: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

Khi khách đến nhà
Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
Hà Nội: Mời cơm… ứ dám ăn.
Sài Gòn: Mời cơm là… phải ăn.

Khi ai cho mình cái gì
Hà Nội: Vâng quí hóa quá.
Sài Gòn: Trời ơi dữ hông.

Khen đồ ăn ngon
Hà Nội: Ngon tuyệt cú mèo.
Sài Gòn: Ngon bá chấy bò chét.

Khen vật gì to
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki.

Con gái
Sài Gòn: da rám nắng, nói năng dễ thương con gái.
Hà Nội: da trắng, lạnh lùng khó bắt chuyện.

Hà Nội: Chị ơi cho em cái túi nylon
Sài Gòn: Chị ơi cho em cái bịch xốp

Hoa quả
Hà Nội gọi quả táo là quả táo.
Sài Gòn gọi quả táo là trái bom.
Hà Nội gọi quả dứa là quả dứa.
Sài Gòn gọi quả dứa là trái thơm.
Hà Nội gọi là ô mai.
Sài Gòn gọi là xí muội.

Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly.
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống.

Uống rượu
Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: “Bắc cạn”.

Sinh viên và cave
Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
Hà Nội: Gội đầu thư giãn
(Sưu tầm)

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Night Shift - Stephen King - Lời đầu sách

Night Shift – Ca đêm - Stephen King
Translated by me



Lời đầu sách

Hãy nói chuyện. Bạn và tôi. Hãy nói về nỗi sợ.

Ngôi nhà đang trống rỗng; một cơn mưa lạnh giá tháng Hai đang rơi ngoài hiên. Bóng tối. Đôi khi, gió thổi với cái cách mà nó đang thổi ngay bây giờ, chúng ta mất điện. Nhưng, bây giờ đèn vẫn sáng, và hãy nói chuyện thật chân thật về nỗi sợ. Hãy nói chuyện một cách lý trí về vành đai của sự điên dại… và có lẽ vượt qua rào cản của nó.

Tôi tên là Stephen King. Tôi là một người đàn ông có vợ và 3 đứa con. Tôi yêu họ và tôi tin họ cũng yêu tôi. Tôi viết văn,và tôi yêu công việc đó. Những quyển sách như : Carrie, Salem’s Lot và the Shining – đủ thành công khiến tôi dành toàn thời gian dành cho nghiệp viết, một lựa chọn đúng đắn. Vào thời điểm này tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Năm ngoái tôi đã có thể giảm cường đột hút thuốc của mình từ loại nặng không lọc - mà tôi đã hút từ năm 18 tuổi - đến loại nhẹ hơn là loại không nicotine. Tôi hi vọng có thể hoàn toàn cai nghiện được chúng. Gia đình chúng tôi sống trong một ngôi nhà dễ thương bên cạnh một cái hồ tương đối là sạch ở Maine ; vào mùa thu trước ,khi mà tôi tình dậy vào một buổi sáng , tôi thấy một con hươu ở bãi cỏ đằng sau nhà, bên cạnh chiếc bàn ăn picnic của gia đình. Chúng tôi có một cuộc sống tốt.

Nhưng. Hãy tiếp tục nói về nỗi sợ. Chúng ta sẽ không cao giọng và chúng ta sẽ không thét lên. Chúng ta hãy nói trong lý trí , bạn và tôi. Hãy nói về việc khi mà vòng quay của một vật có thể đôi khi đột ngột thay đổi một cách đáng kinh hoàng.

Vào buổi tối, trước khi đi ngủ,lúc nào tôi cũng nhìn xuống chân để chắc rằng nó đang nằm yên vị trong chăn sau khi tắt đèn.

Tôi không còn là một đứa trẻ nữa nhưng …. Tôi không quen khi ngủ mà một chân ló ra ngoài. Bởi vì nếu có một bàn tay lạnh giá từ dưới gầm giường nắm lấy mắt cá chân tôi – tôi sẽ hét lên. Phải! Tôi sẽ hét lên. Nhưng chúng ta đều biết, những chuyện như vậy không xảy ra. Trong những câu chuyện kế, bạn sẽ được chạm trán mọi sinh vật sống về đêm, những con ma cà rồng, quỉ sứ, một vật sống trong tủ, và mọi thứ đáng sợ khác. Không có cái nào là thật. Vật đang nấp dưới giường và thó lấy chân tôi không thật. Tôi biết điều đó, và tôi cũng biết rằng, nếu tôi đắp chăn cẩn thận, nó sẽ không thể nào với tới cả.

Đôi khi,tôi nói trước một đám đông có hứng thú với nghề viết,và trước khi vòng quay của những câu hỏi – trả lời kết thúc,luôn có người đưa cao tay và hỏi : ‘Tại sao ông lại chọn chủ đề khủng khiếp này để viết về nó ?’

Tôi thường trả lời với một câu hỏi khác : ‘Tại sao bạn chắc rằng tôi có sự lựa chọn ?’

Viết văn là một nghề nghiệp.Tất cả chúng ta đều trang bị những bộ lọc trong đầu mình,và chúng đều có kích thước và hình dạng khác nhau.Những thứ giữ lại trong bộ lọc của tôi có thể chảy thẳng vào bạn.Và rồi những gì giữ trong đó lại trở về với tôi .Tất cả chúng ta đều có những bổn phận riêng để chọn lựa những thứ cặn bã mắc lại trong đầu lọc của cá thể chúng ta,và những gì ta có thể tìm ra thường chuyển hóa thành những thứ bên ngoài khác (nghề tay trái).Một người kế toán cũng có thể làm một nhiếp ảnh gia.Một người phi hành gia có thể sưu tập tiền cắc.Một người thầy giáo có thể viết tên người đã chết lên bia mộ bằng than chì.Những thứ cặn mắc trong bộ lọc của chúng ta,những thứ từ chối bị lọc đi,trở thành những ám ảnh trong mỗi con người.Trong thời đại hiện nay người ta ngầm đồng ý gọi cái ám ảnh đó là ‘sở thích’.

Đôi khi cái sở thích ấy lại trở thành một công việc toàn thời gian.Người kế toán có thể kiếm đủ tiền để thỏa mãn thú vui chụp ảnh của mình.Những người thầy có thể trở thành chuyên gia điêu khắc bia mộ để có thể tiếp tục giảng dạy ở giảng đường.Và có một số nghề mà bắt đầu bằng sở thích và duy trì nó ngay cả khi họ đã có thể tận hưởng cuộc sống sau khi theo đuổi với cái ‘sở thích’ đó.Nhưng ‘sở thích’ nghe có vẻ quá không đẹp,nên chúng ta sẽ âm thầm đồng ý gọi cái sở thích điệu nghệ ấy bằng cái tên ‘Nghệ thuật’.

Hội họa.Điêu khắc.Sáng tác.Diễn xuất.Hát hò.Chơi nhạc.Viết.Những cuốn sách viết về 7 thứ trên đã có quá nhiều đủ để nhấn chìm một con tàu thủy sang trọng.Và một thứ duy nhất mà tôi có thể đồng ý về chúng là : những con người đam mê nghệ thuật sẽ tiếp tục hiến dâng vì nó ngay cả khi họ không được đền đáp thứ gì đi cho nỗ lực của họ ; ngay cả khi nỗ lực của họ bị bình phẩm hay chỉ trích ; ngay cả đến cái chết và sự đau đớn mà họ gánh chịu.Với tôi,đó có vẻ như là một khái niệm khá chính xác về sự ám ảnh.Điều đó đúng với những sở thích bình dị hay cả những thứ cao sang mà chúng ta gọi là ‘nghệ thuật’ ; một bộ sưu tập súng có một dòng chữ hiện ra ‘CHỈ SỬ DỤNG SÚNG NÀY KHI MÀY CẠY ĐƯỢC NGÓN TAY LẠNH GIÁ CỦA TAO RA KHỎI NÓ’ , và ở ngoại ô Boston ,những người đàn bà nội trợ am hiểu chính trị trong một bầu nhiệt huyết đáng nể chưng ra những mẫu giấy như trên,viết rằng ‘ĐƯA TAO VÀO TÙ NẾU TỤI BÂY CƯỚP CON TAO.’ Họ dán chúng đằng sau những chiếc xe gòn đậu ở bãi.Tương tự như thế, nếu người ta cấm những đồng cắc vào ngày mai,người phi hành gia có lẽ sẽ không giao nộp những đồng tiền quí báu đó, anh ta sẽ gói nó lại trong một cái bao plastic,nhấn chìm nó xuống đáy toilet nhà anh,và nhìn nó một cách say đắm vào sau nửa đêm.

Chúng ta đã đi thơ thẩn ra khỏi chủ đề về nỗi sợ,nhưng chưa lang thang xa lắm.Những thứ cặn đóng lại hỗn độn trong đầu tôi thường là những thứ về nỗi sợ.Nỗi ám ảnh của tôi là với ma quỷ.Những câu chuyện tôi viết ở dưới đây chưa bao giờ được viết vì tiền cả,mặc dù đôi ba chuyện đã được đăng trên vài tạp chí trước khi chúng xuất hiện ở đây và tôi không nỡ từ chối một vài tấm set cả.Tôi có lẽ bị ám ảnh nhưng tôi chưa điên.Tôi nhắc lại : tôi KHÔNG BAO GIỜ viết vì tiền cả.Tôi viết vì tôi thấy tôi phải VIẾT.Tôi có sự ám ảnh về việc tiêu thụ chúng.Có những người đàn ông điên và những người đàn bà điên trong những căn phòng mềm nhũn trên khắp thế giới này.Thật không may cho họ.

Tôi không phải là một nghệ sĩ giỏi cho lắm.Nhưng tôi luôn có cảm giác bị thúc đẩy để viết.Bởi thế,mỗi ngày tôi xem xét lại cái đầu lọc của mình để tìm ra thứ mới,những thứ không dính đến tiền,những kí ức,những tích trữ xưa cũ.Và tôi tìm cách làm ra cái gì đó từ chúng,những thứ không trượt qua khỏi đầu lọc để rơi vào tiềm thức.
Louis L’Amour,một nhà văn miền Tây,đã từng cùng đứng với tôi trên rìa một cái hồ ở Colorado,và chúng tôi có thể nghĩ như hệt nhau.Chúng tôi bị thúc đẩy để ngồi xuống và cố viết một câu chuyện.Ông ấy viết về nước trong một mùa khô,còn tôi viết về một thứ chết chóc,nặng nề từ giữa hồ mang đi những con cừu……ngựa……và cuối cùng là con người.Louis L’Amour tập trung ‘nỗi ám ảnh’ của ông vào những câu chuyện lịch sử của miền Tây nước Mỹ ;còn tôi lại hướng đến những vật trượt đi dưới ánh trăng.Ông ta viết chuyện Viễn Tây.Tôi viết về nỗi sợ.Chúng tôi đều có vẻ hơi khùng một chút.

Nghệ thuật là một sự ám ảnh,và ám ảnh là không tốt.Nó như là một lưỡi dao trong tâm trí ta vậy.Vào một vài trường hợp – Dylan Thomas , Ross Lockridge và Hart Crain và Sylvya Plath ,con dao có thể trở nên dã man đối với những người giữ nó.Nghệ thuật là một dịch bệnh được khoanh vùng cẩn thận,thường là một khối u lành tính– những con người sáng tạo thường sống lâu – đôi khi lại là một khối u ác tính.Bạn hãy dùng con dao cẩn thận,vì bạn biết nó không quan tâm đến người mà nó đâm trúng.Và nếu bạn khôn ngoan bạn hãy tìm trong những bãi cặn thật kỉ lưỡng …. vì một số trong chúng có lẽ vẫn chưa chết.

Sau cái câu hỏi ‘Tại sao ông viết thể loại đó?’ qua đi,một câu hỏi khác lại tới ‘Tại sao người ta lại đọc nó ? Thứ gì khiến chúng bán được ?’.Một câu hỏi mang đầy ẩn ý,và cái ẩn ý đó là để ám chỉ rằng việc những câu chuyện rùng rợn thường là không tốt cho chúng ta.Những người thường viết thư cho tôi thường bắt đầu với ‘Ông có thể nghĩ rằng tôi điên,nhưng tôi rất thích Salem’s Lot.’ hay ‘Tôi có lẽ là một thằng khùng,nhưng tôi thích từng chữ trong The Shining.’

Chìa khóa cho vấn đề này có thể nằm trong lời nói của một nhà phê bình Film từ tạp chí Newsweek.Ông ta phê bình một bộ phim Kinh dị không hay cho lắm,đại loại như là : ‘một bộ phim tuyệt vời cho những người thích chạy chậm lại và tò mò nhìn vào một vụ tai nạn xe cộ.’Đó là một lời nhận xét gay gắt.Nhưng khi bạn chợt nghĩ lại.Nó đúng.Nó đúng với hầu hết những bộ phim và truyện kinh dị.The Night of The Living Dead,với những cảnh khủng khiếp về ăn thịt người,chắc chắc là một bộ phim dành cho những ai thích chạy chậm lại và nhìn vào một vụ tai nạn ; còn cái cảnh cô bé nôn mửa vào một thầy tu trong The Exorcist thì sao ? Dracula của Bram Stoker,nền tảng cho truyện kinh dị hiện đại,nói về một gã điên ăn tọng cả ruồi,nhện và chim.Hắn ợ ra con chim,sau khi tiêu hóa hết bộ lông vũ của chúng và tất cả những bộ phận khác.Cuốn sách còn nói về việc đóng cọc qua người – một nghi lễ cổ xưa – với một nữ Ma cà rồng xinh đẹp và về việc giết hại trẻ em và mẹ của chúng.

Một nền văn học siêu nhiên thường đều bao hàm một hội chứng chung ‘Hãy chậm lại và nhìn vào tai nạn.’ :Beowulf giết mẹ của con quái Grendel ; người dẫn truyện trong ‘The Tell-Tale Heart’ chặt thành từng khúc người hàng xóm của hắn và dấu chúng dưới sàn nhà ; gã Hobbit nhỏ bé Sam đấu với con nhện Shelob khổng lồ trong cuốn cuối của bộ sử thi ‘The Lord of The Rings’.

Sẽ có người phản đối kịch liệt ý nghĩ này của tôi, nói rằng Henry James đâu có cho chúng ta thấy một vụ tai nạn nào trong The Turn of the Screw đâu ; họ sẽ tuyên bố rằng những câu chuyện khủng khiếp của Nathaniel Hawthorne như ‘Young Goodman Brown’ hay ‘The Minister’s Black Veil’ tợn hơn cả Dracula.Thật lố bịch.Họ vẫn cho chúng ta thấy vụ tai nạn,tuy xác chết đã được giấu đi nhưng vẫn còn đó những mãnh vở và máu chảy lênh láng ở ghế xe.Ở một cách cường điệu nào đó,giọng văn thấp bé và cẩn thận một cách hợp lý bao phủ trong ‘The Minister’s Black Veil’ đôi khi còn khủng khiếp hơn cả con vật lưỡng cư quái dị trong tác phẩm của Lovecraft hay cái máy chém của Poe trong ‘The Pit and the Pendulum’.

Thật tế,rất ít người trong chúng ta có thể từ bỏ việc day dứt nhìn trộm những mãnh vở được gom bởi cảnh sát hay những vết xe ở đường cao tốc trong đêm.Những cụ già mở ra trang cáo phó ngay khi mua báo để xem mình còn sống lâu hơn ai.Tất cả chúng ta đều sững sờ trong giây lát khi nghe tin Dan Blocker đã chết,và rồi đến Freddy Prinze ,Janis Joblin.Chúng ta cảm thấy sợ và hân hoang một cách lạ lùng khi nghe Paul Harvey nói trên radio rằng có một người phụ nữ đi vào trong một cánh quạt máy bay trong một đêm mưa ở một sân bay nhỏ , hay khi một người công nhân làm trong một nhà máy xay công nghiệp khổng lồ bị nát tan và bốc hơi ngay lập tức khi mà người đồng nghiệp lỡ tay trên những nút bấm điều khiển.Một sự thật hiển nhiên,cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những điều khủng khiếp nhỏ và lớn,nhưng vì những điều nhỏ là những thứ mà chúng ta hiểu được,cho nên những thứ lớn hơn dường như đập tan đầu óc của chúng ta với mọi sự tàn bạo có thể.

Những thích thú của chúng ta trong những câu chuyện kinh dị bỏ túi này là không thể chối cãi,cũng như nỗi sợ của chúng ta vậy.Hai điều đó trộn lẫn với nhau,và sản phẩm tạo ra có vẻ như là một tội lỗi…tội lỗi mà thoạt trông không khác gì với những tội lỗi được dùng để đánh thức bản năng khoái cảm vậy.

Công việc của tôi không phải là để nói rằng bạn không có lỗi,càng không phải để bào chữa cho những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của tôi.Nhưng những điểm tương đồng thú vị giữa sợ hãi và tình dục có thể thấy được.Khi mà chúng ta có khả năng có được những mối quan hệ khác giới,niềm hứng thú được đánh thức.Sự hứng thú đó,nếu không bị hiểu sai,sẽ hướng tới một sự kết dính và duy trì nòi giống của loài người.Khi mà sau đó chúng ta cẩn thận với cái bào thai đó,chúng ta đã có cảm giác sợ.Và tôi nghĩ rằng,khi mà sự kết dính dẫn đến việc duy trì nòi giống,thì nỗi sợ lại hướng đến sự nhận thất về những gì tồi tệ nhất,một kết cục cuối cùng.

Có một câu chuyện vui kể về 7 người mù đi xem voi.Họ nắm lấy 7 phần của con voi.Một người nói rằng họ thấy nó giống một con rắn,một người thì cho rằng nó giống một cái lá khổng lồ,một người thì cho rằng nó giống cái cột đá xây nhà.Khi mà họ tụ tập lại,họ mới có một con voi hoàn chỉnh.

Nỗi sợ là thứ mà làm cho bạn bị mù.Có bao nhiêu thứ mà bạn sợ ? Chúng ta sợ phải tắt đèn khi tay đang ướt.Chúng ta sợ khi đưa dao nạy cái bánh bị kẹt trong lò ra khi chưa rút điện.Chúng ta sợ những gì bác sĩ nói sau một cuộc khám bệnh tổng quát.Chúng ta sợ khi mà máy bay đột nhiên lắc lư giữa bầu trời.Chúng ta sợ rằng dầu hỏa sẽ hết,không khí trong lành sẽ tàn.Khi mà con gái ta hứa sẽ đi ngủ vào 11 giờ và bây giờ là 12 giờ kém 15 và mưa đá đang đập mạnh vào cửa sổ như cát bụi,chúng ta ngồi giả vờ xem TV nhưng mắt lại hướng về cái điện thoại im lặng.Đó là lúc chúng ta cảm giác được nỗi sợ,thứ làm chúng ta mù,thứ hủy hoại dòng suy nghĩ của chúng ta một cách lặng lẽ.
Vào thời ấu thơ,nỗi sợ chỉ đến với chúng ta khi mà lần đầu tiên không thấy mẹ ở bên cạnh khi khóc.Khi mà ta đã biết đi,ta khám phá được sự thật đau đớn về những cánh cửa đóng mạnh,những ngọn đèn nóng bỏng,những thứ bệnh tật đáng ghét.Trẻ con học cách sợ nhanh chóng.Chúng giấu đi tức khắc khi mà cha mẹ chúng vào phòng tắm và thấy chúng với những viên thuốc và dao cạo.

Nỗi sợ làm chúng ta mù,và chúng ta chạm vào chúng với mọi sự hiếu kì,tìm cách làm thành một thứ tổng thể trong hàng trăm mảnh,như những người mù và con voi vậy.
Chúng ta cảm nhận được hình dáng.Trẻ con túm lấy nó dễ dàng,nhưng lại quên đi,và lại nhớ lại khi đã lớn.Hình dáng vẫn ở đó,và hầu hết chúng ta sẽ sớm muộn nhận ra rằng : đó là hình dáng của một xác chết nằm dưới chăn.Mọi nỗi sợ sẽ dồn lại thành một,và nỗi sợ của chúng ta là một phần trong đó – một cánh tay,một cái chân,một ngón tay cái,một cái tai.Chúng ta sợ cái xác nằm dưới chăn.Đó là cơ thể của chúng ta đấy phải không ? Và sự hấp dẫn của tiểu thuyết kinh dị là đây, chúng là một thử nghiệm về cái chết của chính chúng ta.

Tuy nhiên,trên chiến trường,không phải người lính nào cũng được đề cao.Trong một thời gian dài,những người bạn duy nhất của Poe và Lovecraft là người Pháp,những người đã có thỏa hiệp được với tình dục và cái chết,những thỏa hiệp mà những người Mỹ rõ ràng là không để mắt đến.Họ quá bận với những tuyến đường sắt,và Poe cùng Lovecraft chết trong cảnh khánh kiệt.Tuyệt tác chúa Nhẫn của Tolkien không được ai dòm ngó đến trong suốt 20 năm rồi mới trở nên nổi tiếng,và những quyển sách của Kurt Vonnegut,những quyển sách nói lên thực nghiệm cái chết,đã phải chịu đựng những lời chỉ trích khốc liệt,phần lớn là do những trải nghiệm điên khùng trong đó.

Có thể là vì những người viết truyện Kinh dị thường mang tới điềm gở : Bạn sẽ chết,họ nói ; họ khuyên bạn là đừng để ý đến Oral Roberts khi anh ta phán ‘sẽ có những điều may mắn sẽ xảy ra với bạn.’ , bởi vì không như thế,bạn sẽ phải chịu những sự không may của cuộc đời,có lẽ là ung thư hay có lẽ đó là một vụ tai nạn,nhưng nó sẽ xảy ra.Họ dẫn bạn vào phòng và đặt tay bạn xuống hình thể dưới chăn và bảo bạn hãy chạm vào chỗ này….chỗ này…. và chỗ này.

Dĩ nhiên,chủ đề về cái chết và nỗi sợ là phạm vi hoạt động của những người viết truyện Kinh dị.Nhiều nhà văn được gọi là ‘chính thống’ đã nhiều lần nói về chúng – từ ‘Crime and Punishment’ của Fyodor Dostoyevski cho đến ‘Who’s Afraid of Virginia Woolf ?’ của Edward Albee rồi đến những truyện ngắn của Ross McDonald.Nỗi sợ luôn là một thứ gì đó rất lớn.Cái chết cũng vậy.Đó là những thứ nằm trong bản chất con người.Và chỉ có những nhà viết truyện Kinh dị mới có khả năng lôi nó ra khỏi bạn.Những tác gia đó cho dù là mờ nhạt nhất nhưng vẫn biết được rằng toàn bộ cái chủ đề khoa học siêu nhiên giống như một tấm lọc giữa định thức và vô thức ; tiểu thuyết Kinh dị như là một đoàn tàu điện ngầm nơi vô thức khi mà bạn có thể dung nhập vào tư tưởng hoặc giũ bỏ đi bằng cách này hay cách khác.

Khi bạn đọc truyện Kinh dị ,bạn sẽ không tin vào chúng.Bạn sẽ không tin vào Ma cà rồng,người sói,những chiếc xe tải không cần người lái.Những thứ kinh hoàng mà bạn sẽ phải tin như : sự ghét bỏ,lòng căn thù,những bất hạnh,nỗi cô đơn ; những thứ mà Dostoyevsky và Albee và McDonald đề cập tới.Chúng ta,trong đời thực,luôn luôn mang những chiếc mặt nạ của Hài kịch và Bi kịch,cười bên ngoài,đau khổ bên trong.Có một cái công tắc chính nằm ở đâu đó,một sự biến đổi,nơi mà hai cái mặt nạ giao nhau.Và đó chính là nơi mà những câu chuyện Kinh dị đánh vào.

Những nhà viết truyện Kinh dị không mấy khác biệt so với những con người rút tội lỗi từ thần thoại xứ Wales.Họ lấy đi tội lỗi của con nai bằng cách dự phần vào chúng.Những câu chuyện kì quái và khủng khiếp là một cái giỏ lỏng lẻo chứa đựng nỗi sợ ; khi mà người viết đi qua,bạn lấy đi những câu chuyện tưởng tượng của họ ra khỏi giỏ và bỏ những câu chuyện của bạn vào – ít nhất là trong một thời gian ngắn.

Vào thập niên 50s,một làn sóng phim Kinh dị về những con bọ gớm guốc nổi lên - Them! The Beginning of the End,The Deadly Mantis,và còn nhiều nữa.Nhờ những bộ phim rẻ tiền đó,chúng ta biết được những con bọ khổng lồ,xấu xí là kết quả của những cuộc thử bom nguyên tử ở Mexico hay một bờ vịnh san hô nào đó (hay là trong bộ phim Horror of Party Beach,thủ phạm là rác thải từ nhà máy nguyên tử).Cùng nhau,những bộ phim đó tạo nên một sự thật không thể chối cãi,một sự nhận thức khó xóa bỏ về sự nguy hiểm của thời kì hiện đại mà thử nghiệm hạt nhân Manhattan Project đã vướng phải.Sau thập niên 50s là một vòng quay của những bộ phim kinh dị tuổi thành niên.Bắc đầu với Teen-Agers From Outer Space hay The Blob.Nơi mà một Steven McQueen ương ngạnh đánh nhau với một con quái biến dạng Jell Omutant để cứu người bạn của nó.Vào cái thời kì mà mọi tờ báo đều có ít nhất một mục nói về sự gia tăng của tội phạm vị thành niên,những bộ phim kinh dị tuổi Teen nêu lên sự lo lắng của cả đất nước đối với thế hệ trẻ tuổi.Khi mà bạn thấy Michael Landon vào vai một người sói trong một bộ áo học sinh thùng thình,bạn chợt nhận ra rằng những điều viễn tưởng trong phim khá liên quan đến mối băn khoăn của bạn về thằng nhóc mà con gái bạn đang hẹn hò.Còn đối với lứa trẻ (tôi đã từng nằm trong số chúng) ,những con quái vật trong phim đưa chúng cơ hội để thấy một cái gì đó xấu xí hơn cái mà chúng tự cảm thấy về chính mình.Một vài cái mụn trứng cá có là bao so với cái vật lê lết đã từng là một học sinh cấp 3 trong bộ phim I Was a Teen Age Frankenstein đâu.Cái vòng quay phim ảnh này cũng nói lên tâm trạng của thế hệ trẻ tuổi về cách đối xử của cha mẹ chúng,về việc mà họ ‘không hiểu được’ từ con cái họ.Những bộ phim đó đều làm theo một công thức (như hầu hết những phim kinh dị khác),và điều mà cái công thức nói lên rõ nhất là về căn bệnh hoang tưởng của mọi thế hệ - một căn bệnh được tạo thành từ những mẫu tin tức trên các tờ báo mà các bậc phụ huynh đọc hằng ngày về giới trẻ.Trong một bộ phim,một con quái khủng khiếp đang đe dọa Elmville.Bọn trẻ biết điều đó,bởi vì chúng đã thấy một chiếc đĩa bay đáp xuống gần một con đường mòn.Trong những cảnh đầu tiên,con quái giết một ông già ở trong một chiếc xe tải chở hàng (ông già được đóng bởi Elisha Cook).Ở 3 cảnh tiếp theo,bọn trẻ cố gắng thuyết phục người lớn về con quái vật nhưng … ‘Hãy quay lại đây tụi nhóc kia!’ một người cảnh sát Elmville hét lên và đuổi theo bọn trẻ ngay vừa khi con quái lướt xuống con đường chính và để lại dấu vết khắp nơi.Vào cảnh cuối,một đứa trẻ sáng dạ đã giết chết con quái,sau đó nó chạy về nhà và mút chocolate cùng kẹo đâu phộng trong một khúc nhạc dễ quên khi mà đoạn credits bắt đầu chạy.

Đó là 3 trường đoạn hấp dẫn của bộ phim,không tồi đối với một bộ phim kinh phí thấp thường chỉ làm trong vòng 10 ngày.Nó không xảy ra bởi vì tác giả và đạo diễn muốn nó xảy ra ; nó xảy ra bởi vì những câu chuyện kinh dị xảy ra dựa vào một sự kết nối giữa ý thức và vô thức,nơi mà cả trí tưởng tượng và lời nói của con người xảy ra một cách tự nhiên và tàn bạo nhất.Có một sự cách biệt khá lớn giữa I Was A Teenager Werewolf và Stanley Kubrick’s A Clockwork Orange hay giữa Teen-Age Monster và Brian De Palma’s Carrie.

Hầu hết những câu chuyện kinh dị hay là những câu chuyện có ẩn ý bên trong.Đôi khi,ẩn ý đó khá khó hiểu,như cuốn Animal Farm hay 1984,đôi khi – nó cứ tự nhiên diễn ra.Tolkien luôn miện thề rằng Chúa tể Mordor không phải là Hitler trong một bộ cánh viễn tưỡng,nhưng những luận văn và nghiên cứu cứ khẳng định ý tưởng ấy,và cứ thế và cứ thế tiếp tục…. Bởi vì có lẽ,như Bod Dylan đã nói,khi bạn có quá nhiều dao và nĩa,bạn sẽ cắt phải thứ gì đó.

Những tác phẩm của Edward Albee, of Steinbeck, Camus, Faulkner – đề cập đến nỗi sợ và chết chóc,đôi khi cả với sự kinh hoàng,nhưng những nhà văn chính thống này thường đề cập tới chúng với một vẻ đời sống-bình thường.Những tác phẩm đó được bày trên một cấu trúc của một thế giới thực ; đó là những câu chuyện ‘có thể xảy ra’.Họ nằm trên một đường tàu điện chạy ngang qua thế giới thực đó.Còn nhiều nhà văn khác nữa – như James Joyce,lại Faulkner,nhà thơ như Anna Sexton và Syvia Plath – những người mà tác phẩm của họ được cấu thành trong một vùng đất biểu tượng nơi vô thức.Họ là những người nằm trên đường tàu điện chạy thẳng vào thế tâm trí của con người .Nhưng những nhà viết truyện kinh dị luôn nằm giữa 2 lằn đường,nếu như người đó nhận biết được nó.Khi mà người đó đang trong trạng thái sung mãn nhất,chúng ta thường có những cảm giác lại kì,nửa tỉnh nửa mê,khi mà thời gian dường như bị co dãn và đảo lộn,khi mà chúng ta có thể nghe được tiếng nói nhưng không thể phát ra lời,khi mà giấc mơ dường như là thật và đời thật thì như một giấc mơ.

Đó là một chu kì lạ lùng và tuyệt vời.Hill House ở đó,ở nơi mà xe lửa chạy cả hai đường,với cánh cửa đóng kín ; một người đàn bà trong phòng với giấy báo trải tường vàng chóe,cào lên sàn nhà với cái đầu ép chặt ; Norman Bates và người mẹ điên khùng của ông ta, ... Không có việc tỉnh dậy hay cả mơ mộng trong sân ga này, chỉ có giọng nói của người viết, nhỏ và chừng mực, nói về cách thức mà một kết cấu tốt của một vấn đề nào đó đôi khi bị mở bung ra với một sự đột ngột không lường được. Anh ấy nói với bạn rằng bạn muốn xem một vụ tai nạn, và đúng như thế - bạn muốn cơ mà. Có một giọng nói chết trên điện thoại. Một thứ gì đó đằng sau những bức tường trong một ngôi nhà cổ kính, phát ra những tiếng động lớn hơn cả lũ chuột. Những tiếng chân kọt kẹt lên cầu thang. Anh ấy muốn bạn thấy mọi thứ như thế, và còn hơn thế nữa ; anh ấy muốn bạn đặt tay lần mò vào hình thù bên dưới tấm chăn. Và bạn cũng muốn làm điều đó. Đúng thế.

Đây là những điều mà tôi thấy những câu chuyện kinh dị có, nhưng tôi cảm thấy có một chuyện quan trọng hơn hết thảy những chuyện khác : Nó phải kể một câu chuyện có khả năng làm đọc giả cuốn vào nó một thời gian, lạc mất trong một thế giới ảo tưởng và khôn thật. Nó phải có công dụng như một vị khách đám cưới dừng chưng lại và chiêm ngưỡng. Những khoảng ngày viết Văn của tôi, tôi phải giao phó mình cho cái ý tưởng rằng, trong văn học – ý tưởng về câu chuyện giữ ưu thế trên mọi mặt khác trong tác phẩm của của nhà văn : Tính cách, chủ đề, những thứ như thế sẽ không là gì nếu câu chuyện tồi. Và nếu câu chuyện giữ chân được bạn, mọi việc khác có thể được tha thứ. Một câu văn ưa thích của tôi dẫn dụ về ý kiến đó là của Edgar Rice Burroughs, chả có cửa để xếp vào hàng những nhà văn vĩ đại thế giới, nhưng là một người hiểu rõ giá trị của một câu chuyện. Trang một của The Land That Time Forgot, người dẫn truyện tìm thấy một bản thảo trong một cái chai ; và mọi thứ còn lại của quyển sách là để nói về bản thảo đó. Người dẫn truyện nói : “Đọc ngay từ trang đầu tiên, tôi đã bị lãng bay đi mất.” Đó là thứ mà Burroughs hiểu rõ, và làm tốt – nhiều nhà văn với tài năng lớn hơn không làm được như ông.

Cuối cùng, độc giả thân mến, đây là một sự thật có thể khiến một nhà văn mạnh mẽ nhất nghiến răng lại : ngoại trừ ba nhóm người, thì không ai đọc những lời mở đầu của một nhà văn làm gì. Những trường hợp ngoại lệ đó là : một, người thân gia đình của nhà văn; hai, những ngườii đại diện cho nhà văn (biên tập vvvv), mà sự quan tâm chính là biết xem có ai bị phỉ báng trong quá trình lang thang của nhà văn ; ba, là những người đã giúp đỡ nhà văn trên con đường hoàn thành tác phẩm. Họ muốn biết xem cái đầu của nhà văn có lớn đến mức quên hẵng đi rằng mình không hoàn tấc tác phẩm một mình.

Những độc giả khác thường nghĩ, với một sự biện minh hoàn hảo, lời mở đầu của tác giả là một sự áp đặt mang tính quảng bá cho chính tác giả, đôi khi tồi tệ hơn cả những lời quảng cáo thuốc lá được dính trong những cuốn sách gần đây. Phần lớn độc giả đến để thưởng thức buổi triển lãm, chứ không phải để xem người quản lý triển lãm đứng độc diễn ở giữa ánh đèn sân khấu, với một sự biện minh hoàn hảo.

Tôi đi đây. Cuộc triển lãm sắp bắt đầu rồi. Chúng ta sẽ được vào căn phòng đó và thò tay chạm vào hình thù dưới tấm chăn. Nhưng trước đó, tôi muốn tốn thêm một vài ba phút của các bạn để cám ơn một vài người trong ba nhóm người bên trên mà tôi đã đề cập

Vợ tôi, Tabitha, một nhà phê bình mạnh mẽ. Khi cô thấy tác phẩm nào đó tốt, cô bộc lộ rõ điều đó. Và ngược lại. Với các con của tôi, Naomi, Joe, và Owen, đã rất cảm thông khi thấy cha của chúng nó ngồi thù lù một cách kì dị dưới gầm cầu thang. Và mẹ tôi, mất năm 1973, tôi gửi tặng cho bà tác phẩm này. Sự khuyến khích của bà ổn định và vững chắc, bà luôn luôn có thể tìm được 4 hay 5 mươi cents cho những lá tem hư, những lá thư trả lại, và không ai kể cả tôi có thể hài lòng hơn được bà khi tôi vượt qua mọi chuyện.

Với nhóm người thứ hai, tôi đặc biệt cám ơn biên tập của tôi, William G. Thompson của Doubleday & Company, người đã rất kiên nhẫn khi làm việc với tôi, đã chịu đựng những cuộc gọi hằng ngày của tôi với những lời động viên, và là người rất tử tế với một nhà văn trẻ không có tiếng tăm vào nhiều năm trước, và cũng là người gắn bó với tôi từ đó đến nay.

Nhóm thứ ba là những cầu đầu tiên mua sách của tôi : ông Robert A. W. Lowndes, người đã mua hai câu chuyện đầu tiên mà tôi viết, ông Douglas Allen và ông Nye Willden, Elaine Geiger và Herbert Schnall và Carolyn Stromberg của thư viện New American, Gerard Van der Leun của báo Pent-house và Harris Deinstfrey của Cosmopolitan. Cám ơn rất nhiều.

Có một nhóm người cuối cùng tôi muốn cám ơn, đó là những độc giả sẵn sàng móc hầu bao ra để mua những thứ tôi viết. Tôi nghĩ đây là tác phẩm của các bạn vì nếu không vì các bạn, nó sẽ không bao giờ xuất hiện trên cõi đời này. Cám ơn.

Trời vẫn đen mịt và mưa dầm dề. Chúng ta có một đêm tuyệt vời. Có một vài thứ tôi muốn chỉ cách bạn, một vài thứ tôi muốn các bạn chạm vào. Đó là một căn phòng không xa đây lắm, thực tế - nó gần như khoảng cách từ đây đến trang tiếp theo vậy.

Chúng ta đi được rồi chứ ?

Bridgton, Maine 27 tháng Hai 1977

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Chúa ở cùng tôi đêm nay

Chúa ở cùng tôi đêm nay,
Chốn nơi này hoang vu và trắc trở
Dập dìu những thứ ngàn năm lệ rỏ
Lở mở
Lẻ ghở.

Chúa ở cùng tôi đêm nay,
Khi màn đêm soi sáng trái tim này
Khi bù nhìn thời gian cày bừa trên thửa ruộng hoang vu
Èo uột
Ỉ ôi.

Và tôi ở cùng tôi đêm nay
Một mình trong chiếc gương này,
Có lẽ cuộc đời thấm qua hàng vết mực
Có lẽ sao trăng rồi cũng sẽ tàn
Nhựa sống rồi cũng sẽ chết,
Cô đơn đắp đầy cô đơn
Rũ mục
Lặng lẽ.
Như một khúc gỗ vô biên
Èo uột ỉ ôi
In nhạt nhòa trên dấu chân của thời gian.
Đã mất.

Hai mắt đen đã từng tỏ nhiều hàng lệ nhỏ,
Trở nên mù lòa.
Bóng tối lắp đầy ta.
Ta nghe thấy bóng tối
Gào thét

Ta móc đôi mắt và dâng cho Chúa,
Cùng máu và muôn trùng đau thương
Ta dùng kiềm kéo phăng đứt lưỡi mình,
Thở hì hục,
Uẩy uẩy như một con chó cụt đuôi chờ chết,
Cuộc đời nếm tràn trề vị chát,
Tanh và đắng.

Gỗ mục
Chúa cười.
Dù chăng hay chớ,
Chúa ở cùng ta đêm nay.

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

Vấn đề ?

Giới trẻ hiện nay than vãn rằng họ có quá nhiều vấn đề. Và tôi tự hỏi : Liệu vấn đề giữa chúng với vấn đề của người lớn, cái nào nghiêm trọng hơn ? Và nếu câu trả lời là vế sau, thì tại sao lại xảy ra hiện tượng tự sát trong độ tuổi vị thành niên nhiều đến thế ?

Vấn đề, thì dĩ nhiên ở lứa tuổi nào cũng có. Với câu hỏi thứ nhất, tôi nghĩ rằng : Chả có thể nói rằng cái nào nghiêm trọng hơn cả, tùy thuộc vào mỗi lứa tuổi với mỗi khả năng giải quyết của mỗi người. Mỗi thời điểm phát triển của loài người đều đối mặt với vấn đề của riêng thời điểm, lứa tuổi ấy. Với một đứa trẻ lên 3, vấn đề của chúng là làm thế nào để ko tè ra quần, đi tiêu tiểu đúng nơi quy định (mặc dù đôi khi người lớn cũng mắc phải vấn đề này một cách cố ý) ; với một đứa trẻ cho đến thanh niên, vấn đề của chúng là sự mỏng manh của tâm hồn ; với người lớn, vấn đề của họ là sống, là làm việc, là vấn đề tiền bạc con cái.

Sự mỏng manh của lứa tuổi trẻ chính là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai ? Thực sự vấn đề của họ ko lớn, nó chỉ quá lớn "đối với suy nghĩ của chính họ". Họ mỏng manh từ trong từng suy nghĩ, từng hành động. Họ ngây thơ, cô đơn. Họ sống một cách vô tư nhất. Những vấn đề phát sinh từ sự mỏng manh và vô tư ấy. Sự cô độc, sự mâu thuẫn bạn bè có thể giết chết chính họ. Với vốn sống không cao, suy nghĩ nông cạn, họ tự cho rằng "Vấn đề của mình quá sức lớn lao. Và tôi không thể nào vượt qua nó được." Họ tự giết mình trước các gánh nặng đó.

Thực tế chỉ ra rằng, mỗi con người đều có một trình độ giải quyết vấn đề khác nhau. Đôi khi vấn đề này lớn đối với người này nhưng nó ko là vấn đề đối với người kia. Khả năng nó được trui rèn qua năm tháng cũng như điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. Một con người khổ cực sống độc lập từ nhỏ - ko có một chữ cái trong đầu - có thể có khả năng giải quyết vấn đề xung quanh dễ dàng hơn một con người sống quá ỉ lại từ trong trứng nước - tuy học hành giỏi giang.

Điều đó chỉ ra câu hỏi nhọc nhằn cho tôi : Liệu cuộc đời cần những gì để sống và sống cho đáng sống ? Có phải đó là những tri thức đầy rẫy đóng hộp trong đống sách dày cộm, hay khả năng giải quyết vấn đề ?

Với những nước nào đó mà tôi đã đọc, trước khi chuyển tiếp từ THPT lên ĐH, mọi học sinh đều có thể chọn bỏ lỡ một năm, người ta gọi là "gap year". Họ có thể đi đấy đi đó, kiếm việc làm thêm, du lịch tứ xứ, làm hoạt động xã hội, phục vụ đất nước trước khi bước vào con đường dài và căng thẳng phía trước. Điều đó có lợi gì cho họ ? Đó là họ học được cách sống và đối mặt với vấn đề ngoài khuôn khổ sách báo trường lớp, họ cũng sẽ tìm được chính bản thân mình - hiểu được mình là ai. Ấy mới là điều quan trọng.

I am not running away
I am just searching
For the real me

- Sweet Leaf - Green Carnation -

Chúng ta cần điều đó, nhất là đối với những tầng lớp trẻ tuổi đang trên đà phát triển đất nước vững mạnh. Sau một năm đó, họ lại lao đầu vào trường ĐH, rồi từ đó họ sẽ tiến một bước đến với cuộc đời đầy chông gai và cạm bẫy. Tôi tin 365 ngày đó sẽ giúp họ thực sự trở thành người lớn. Họ sẽ vững vàng hơn và sẵn sàng đối đầu với khó khăn, với những vấn đề ngoài xã hội.

‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’

  ‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’     Người Đức có khái niệm Umwelt dùng để miêu tả cảm giác tồn tại giữa th...