Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Bốn ngón

Bốn ngón
Hai ngón
Ba ngón
Một ngón

Ngón ngắn
Ngón dài
Lắt lẻo
Trên cây

Thân tan
Thân vỡ
Heo hút
Mù xa

Sương rơi
Sương tan
Mây gió
Buồn trôi

Còn ai ?
Còn tôi
Còn tôi
Hãy gọi tên tôi
Heo hút
Mù xa...

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Tiễn biệt những ngày buồn

Tiễn biệt những ngày buồn
Ngồi nhìn chuồng chuồng giun dế

Thế là một mùng 3 Tết đã qua. Cái Tết chợt đến rồi chợt đi, nhanh như bao cơn gió thổi. Vẫn buồn, vẫn chán và chẳng có cơ may nào để hưởng lại những cái không khí vui vẻ như hồi còn nhỏ. Khi người ta trẻ, cái gì cũng vui cả. Năm nay gia đình còn bất cập nhiều thứ, hi vọng qua năm mới - mọi chuyện sẽ tươi sáng hơn.

Tiễn biệt những ngày buồn năm cũ - Chào đón những ngày vui năm mới .

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Lars Von Trier ????????????????

Éo
Eo ôi
Lars Von Trier
Lars Von Chier
Lars Von Trì é

Ông quả là đạo diễn giỏi nhất thế giới
Thế giới
Vô cùng nhỏ
Và ông lớn vô cùng
Chìm lấp nó đi
Vùi dập nó đi
Đánh nó đi
Phá nó đi
Để những thước phim để đời làm tình nơi rừng rú
Để những con mơ biến thành ác mộng
Để bay
Bay

Ông nghĩ sao ?
Treo cổ
Cổ treo
Nhéo
Và dập dìu
Éo eo
Eo ôi
Eo ao
Lè lưỡi
Trợn ngược
Nơi dây thừng phá cổ
Nơi ngọn lửa phá dây

Hát
Hát đi em
Hát mãi những bài ca
Cổ tích.
Mặt trời sẽ mọc
Rồi dìm đìu hiu một kiếp người
Tắt thở
Chết.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

Dancer In The Dark



Không sai khi nói rằng, Dancer In The Dark là một bi kịch. Một bi kịch quá đỗi đau đớn mà khi xem người ta khó có thể cầm lòng được.

Lars Von Trier ra mắt bộ phim vào năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới, năm 2000. Thành công cũng rực rỡ với lắm giải thưởng từ các LHP Thế giới. Dancer In The Dark đã in dấu ấn vào lòng nhiều khán giả. Phim lấy bối cảnh ở Mỹ, khi mà Selma Jezkova cùng con của cô từ CH Séc đến Mỹ tìm hi vọng. Selma làm việc trong một nhà máy, dành dụm tiền cho một cuộc giãi phẩu mắt cho con mình. Cô sống trong một trailer nằm trong khuôn viên gia đình Houston, với một bà vợ tiêu xài và một ông chồng cảnh sát. Cô có vẻ hằng yêu đời, tham gia vào những lớp học nhạc kịch, tưởng tượng lấy những cảnh ca hát nhảy múa trong đầu cô, vì theo cô “In a musical, nothing dreadful ever happens”. Cô có những người bạn tốt, Jeff luôn luôn chờ cô. Kathy luôn giúp đỡ cô trong những lúc khó khăn. Mấy ai biết rằng, ánh sáng đang lụi dần trong mắt cô. Ông chồng nhà Houston, Bill tâm sự với cô rằng anh ta đang hết tiền – ngân hàng sẽ cướp mất ngôi nhà và cô vợ tiêu xài của anh. Cô cũng tâm sự lại với Bill. Selma làm ca đêm, với đôi mắt không rõ và lèm nhèm. Cô làm hỏng việc. Tay đứt. Cô chậm chạp nương theo hai đường ray xe lửa đi vào tăm tối. Sau đó, cô bị đuổi việc. Bill ăn cắp tiền của cô. Một cuộc giằng co. Selma bắn chết Bill. Mọi chuyện sau đó là một bi kịch. Cô nhanh chóng đưa tiền cho bác sĩ với lời dặn : Tên nó là Novy, trùng theo tên của một diễn viên vũ kịch nổi tiếng ở Sec mà cô cũng lấy làm tên một ông bố tưởng tượng của cô. Mọi thứ đều chống lại cô ở phiên tòa. Cô bị xử tử hình.

Phim đau đớn là thế, ánh sáng trong phim nó chỉ le lói và mang tính nhỏ nhoi. Cô phải chết sao ? Để con mình được sống mà nhìn thấy đời. Cô hi sinh vì con. Tình yêu thương cao qúy đã dìm chết cô. Không, phải nói là Lars Von Trier đã dìm chết nhân vật của mình, không cho Selma có con đường nào giải thóat cả. Họa chăng, đó là cái giá treo cổ. Một giải thóat khỏi bế tắc một cách tiêu cực nhất. Một ngõ cụt. Một ngõ cụt đen đúa và u ám. Mắt Selma không thấy được cho nên đường ra đối với cô là một thứ gì đó vô hình. Phim nặng nề từ những khúc khởi đầu. Và càng về cuối phim nó càng tăng tiến, ta như đang bị chìm trong một mớ hỗn độn của nứơc mắt và những tiếng la hét tuyệt vọng. Phim có những thứ đáng kể như là tình người, nhưng sau đó mọi thứ lại hỗn độn. Lars chống lại nó – chống lại những thứ tốt đẹp nhất. Nó có giúp đỡ gì cho ta ? Mọi tình người luôn không có đất để cứu giúp cô thoát khỏi bế tắc (tuy nhiên chúng ta vẫn cảm động khi thấy những người đó tìm mọi cách để chia sẻ cùng cô). Sự thật luôn là thế, nó có bao giờ tốt đẹp như phim cổ tích đâu ? Những sự bất công phi lí trong một xã hội tha hóa. Sự bế tắc và đường cùng của con người khiến chúng ta liều mình như chẳng có. Sự ngây thơ của một kiếp người. Bởi thế, phim nghẹt thở, không vì hành động bắn súng, không vì những cuộc đấu trí thông minh, mà vì cảm xúc đã lấn áp ta. Chúng ta hoang mang mà mất bình tĩnh khi xem phim. Những hình ảnh vửa trải qua. Tại sao nó lại xảy ra. Tại sao ta không để cho Selma một con đường sống sau bao bế tắc cô lâm phải. Gần cuối dường như ta đã có thể thấy một sự cứu vớt, nhưng để đánh đổi lấy nó – Selma phải hi sinh con trai mình – và cô từ chối. Tréo nghoe, đạo diễn đã đưa những tình huống tréo nghoe và cùng cực nhất cho nhân vật. Và khi cô bị thắt cổ, chúng ta ngẹn ngào. Tôi đã hình dung ra một cảnh anh hùng cứu mỹ nhân thường thấy trong phim Mỹ, rằng Jeff sẽ xả thân để cứu cô. Sau đó hai người cùng đứa con vừa giải phẩu sẽ chạy trống nhưng sống một cuộc đời hạnh phúc. Jeff chăm lo cho cô từng chút một. Nhưng không có. Cô hát những bài ca của cô, rồi bùm. Cô bị treo cổ tòn ten. Chúng ta hết hơi để hét lên.

Tại sao phải thế ? Phải chăng vì cô quá trong trắng và vô tội mà đã bị đẩy đến bước đường cùng trong một xã hội chưa công bằng cho lắm ? Một trong những phim làm tôi phải ứa nước mắt vì nó. Lars Von Trier đã làm ra một tác phẩm thuần khiết nhất về sự bất công và bế tắc của một số phận. Tuy nhiên, lắm người khen cũng lắm kẻ chê. Thật sự là tôi cũng nghĩ rằng Lars Von Trier đã đẩy mọi thứ lên quá đà – chính ông đã làm cho Selma lâm vào cảnh đường cùng nhất, và chính ông cũng tự tay kéo dây thừng.

Cấu trúc của phim đơn giản như sau : thực và ảo. Thực là câu chuyện đau thương của Selma, ảo là những lúc cô tưởng tượng ra những đoạn musical vui tươi. Thực được quay với máy cơ động, khiến khuôn hình nhập nhằng di chuyển không ngừng. Với những cú cắt mạnh từ nhiều góc độ. Vá chằng chịt với nhau tạo nên một cái style dạng tài liệu và thuần khiết xuyên suốt phim. Là những cú máy lạng lùng, là những thái độ đối với những ngày cuối cùng của cuộc đời cô trong tù. Đó là khi chúng ta đắm chìm vào câu chuyện. Còn ảo được quay với máy cố định, thay đổi hẳng tone màu khiến cho ta như lạc vào một bộ phim khác. Nó tươi vui và ấm áp hơn tí so với những đoạn thực, vì “In a musical, nothing dreadful ever happens” mà. Bố cục quá tốt với những vũ công thành thạo, những thứ tốt đẹp đều đưa ra : Bill sống dậy, mọi người nhảy múa cùng cô, những thứ gọi là tình người có đất để diễn. Nhưng, phải chăng như dụng ý của Lars Von Trier, đó cũng chỉ là ảo tưởng. Mọi thứ đang đánh mất dần chân lý của nó.

Âm thanh là một thế mạnh khác. Những tiếng máy móc chuyển động tạo nhịp điệu, tiếng xe đạp cạch cạch nghe rợn mình, tiếng bước chân gõ nhịp, tiếng nước chảy. Tất cả mọi thứ đều ám ảnh ta cao độ. Những âm nhạc theo kiểu điện tử, thể nghiệm với giọng hát của Bjork, thật sự đưa ta vào giấc ngủ và cũng đưa ta đến mọi cơn ác mộng. Bjork, nữ diễn viên chính của chúng ta, người đã đạt giải DV xuất sắc tại LHP Cannes, thật sự là rất xứng đáng. Ai có thể ngờ một ca sĩ lại có thể diễn xuất hay đến vậy ? Cô khóc, những ánh mắt. Ta thấy có vẻ như cô mù thật. Ta thương cô thật. Ta chết cùng cô. David Morse trong Green Mile đã đóng một vai phức tạp – tâm lý thuộc dạng khó diễn, nhưng anh cũng đã làm rất tốt vai diễn của mình. Ta hình dung ra được một con người cứng rắn ngoài đường như đầy đau đáu ở bên trong. Ta hình dung ra được lòng tham hiện hữu ngay bất cứ con người nào trong một hoàn cảnh bế tắc.

Phim là một dòng chảy mạnh bạo của cảm xúc. Sẽ có người ghét nó. Riêng tôi cảm thấy đây là một sự sáng tạo tuyệt vời của nền điện ảnh thế giới. Bản thân bộ phim đã sáng tạo lại điện ảnh theo cách của riêng Lars Von Trier, bỏ qua một vài quy tắc Dogma khó chịu mà ông lập nên, và làm bàng hoàng mọi khán giả mỏi mòn chở đợi một thứ gì đó lạ lẫm. Đúng như câu nói của ông “Mỗi phim sáng tạo nên ngôn ngữ của nó” . Phim ông là dòng chảy đầy cảm xúc một cách thuần khiết nhất trong nghệ thuật. Đẹp tuyệt. Hay cân nhắc và suy nghĩ trứơc và sau khi xem phim.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Vô tư

Sáng sớm mùa xuân
Ta mang chút hè
Trưa nắng mùa hạ
Ta tìm chút đông

Tôi là ai trong cõi đời này
Quàn quạc tiếng quạ kêu
Lêu nhêu tiếng ốc sên
Chậm chạp tiếng công trùng
Lùng bùng tiếng giun dế
Tôi là con người hay là con thú
Ụt ịt rì rào sóng vỗ bay bay
Tôi là chim hay hai hàng lệ nhỏ
Tí tách tí tách một buổi chiều
Tôi là trời hay là người đội đất
Đùng đùng đùng đoàng ngõ trống tình tang

Tang tình là tình tính tang
Ta mang mọi vật đi mất
Ta đem mọi nỗi ưu phiền về cát bụi
Trăm năm
Năm trăm
Ta mua ổ bánh mì thịt
Gặm nhắm con đường bốn ngã năm ba ngã bảy
Con đường nhỏ gọn
Mang bao trái tim con người

Tình tính tang
Ta dìm mọi thứ xuống bãi tha ma
Chừa chỗ trống cho mọi vật la đà
Sóng đánh hoa vàng chim the thé
Nỗi buồn đến với ta
Ta xả nỗi buồn
Bài ca buồn của gió
Của chó
Của nó
Của tôi.

Oldboy

Park Chan Wook là một đạo diễn khá quen thuộc trong mắt cư dân Hàn Quốc và trong mắt của cả thế giới. Phim ông mạnh mẽ, cá tính và bạo lực tột độ. Nhân dịp Thirst ra mắt thành công tại LHP Cannes vừa rồi, tôi xin nhắc tí lại về Oldboy – một bộ phim đoạt lắm giải thưởng của ông, ra mắt năm 2003 thì phải.

Phải nói luôn, Oldboy nằm trong bộ ba phim Báo thù của Park thế nên nội dung cơ bản của nó là báo thù, giết, giết và giếts. Oldboy bắt đầu với cảnh nhân vật chính của chúng ta, Oh Dease làm loạn trong sở cảnh sát do say rượu, hiện thân ta thấy một nhân vật bất tài vô tướng nhưng vẫn yêu thương vợ con. Rồi sau đó, anh mất tích. Anh bị bắt và nhốt trong một căn phòng suốt 15 năm. 15 năm cắt đứt với thế giới bên ngoài, chỉ có TV là vật trung gian giữa Deasu và nó. Anh bị vu tội giết vợ. Anh tập luyện thân thể để mong mỏi ngày ra khỏi nơi này. Anh khâu lên tay số năm mà mình đã ở. Anh viếc nhật kí. Anh dùng một que đũa cậy tường thoát ra. Anh chờ. Anh chờ thời cơ đến. Và rồi, 15 năm trôi qua, mọi chuyện đã bay qua như giấc mộng. Anh dùng TV để thủ dâm. Anh nhìn những vụ chính trị bùm xùm đã xảy ra. Anh chờ. Và thời khắc đã đến. Anh đã lọt tay được ra ngoài, hứng lấy hứng để những giọt mưa rơi, chà xát vào mặt. Và tiếng nhạc vang lên, một luồn gas đưa anh vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, anh thấy mình đang ở trên một mái nhà, quan sát một người đàn ông muốn tự vẫn. Anh kể cho hắn nghe câu chuyện của anh, nhưng anh không nghe câu chuyện của hắn. Anh đi, hắn nhảy lầu tự vẫn. “Laugh and the world laugh with you, weep and you weep alone.” Anh cười.

Nói về cảnh đó ta mới thấy cái mở đầu của phim nó hay đến thế nào. Khi đó, Oh Deasu đang đứng trên mái nhà, kéo người tự tử, âm nhạc nổi lên và cảnh cắt cho ta đến thời điểm trước khi bị bắt cóc. Như vậy, bằng mọi biện pháp có thể, kịch bản của Oldboy rất hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối, với những đoạn twist dồn dập và khó tả. Với những lắc léo của câu chuyện, với những đoạn đánh lừa, mọi thứ được đổ dồn về đoạn cuối. Và như thế, Oldboy bắt người xem phải ngồi đến chót phim mới hiểu được mọi nguyên do. Và ta thấy shock vì nó sau cả đống thời gian xem phim nãy giờ.

Sau đó, Oh Deasu đi tìm trả thù cho 15 năm của mình. Một sự thèm khát. Anh ăn con bạch tuộc sống, vòi vẻ gì đó cuộn và bấu véo mặt anh, lổ mũi anh, rồi anh ngất xỉu được cô gái làm sushi tên Mido mang về. Hành trành trả thù tràn ngập máu và nước mắt bắt đầu. Ngoài xã hội chỉ là một nhà tù lớn hơn mà thôi. Mọi thứ về sau hết sức hấp dẫn nên không spoil được. Hehe.

Bạo lực, bạo lực đầy rẫy trong Oldboy. Hành hạ ư, có hết. La ó ư, đầy. Đâm chém ư, đủ. Úynh tay không ư, có luôn. Thế đấy, mọi hình thức của bạo lực đều dẫn về Oldboy. Ngay cả việc bạo lực trong tư tưởng và tâm hồn, lời nói đều được bộc tả kĩ lưởng. Tuy nhiên, bạo lực ở đây không có nghĩa là nó ghê rợn. Nếu bạn muốn tìm dáng dấp bạo lực kiểu gore như Wizard of Gore hay Saw hay Hostel thì chả có. Ngược lại, bạo lực trong Oldboy được bộc tả một cách rất phong cách và nghệ thuật. Hình ảnh đẹp hết chỗ chê. Máu, máu chảy khắp nơi với những hiệu ứng thị giác đẹp đẽ không ngờ. Mọi cảnh vật đều được dìm trong một tone màu tối nâu đỏ xanh vàng vọt. Góc quay đẹp và đã và lạnh lùng, ấn tượng nhất là một cú long take đoạn úynh nhau với hàng chục tên khiến bạn khó quên được nụ cười của Oh Deasu. Diễn xuất thì đặc biệt ấn tượng : từ một Oh Deasu điên dại vì trả thù đến một kẻ lạnh lùng và khôn khéo. Mọi thừ đều được phô ra, không chỉ qua ánh mắt mà còn đủ thứ khác. Ta cảm thấy được nhân vật. Không điên sao được với cái cảnh Oh Deasu cắt lưỡi mình vì không muốn cho Mido biết được sự thật. Máu chảy lã chã, Oh Deasu làm chó liếm chân Người. Người cười. Mọi thứ thật điên rồ và đảo lộn. Âm nhạc thì luôn là một điểm mạnh trong phim của Park, với những bản nhạc không lời cello réo rắt tình tứ và hấp dẫn sống động, đi theo cùng phim. Có thể nói, OST của Oldboy là một trong những CD nhạc hay nhất mà mình từng nghe qua.

Về ý nghĩa, theo nhận định chủ quan của tôi, film cho ta thấy sự cầm tù của đời sống con người trước mối nguy hiện đại hóa vô biên của xã hội. Cảnh giam cầm trong phim và sau đó những nhà cao tầng chót vót dưới đầu môi chót lưỡi của Oh Deasu khiến ta thấy được. À, cái thời chó chết. Vì tiền mà có nhiều đứa bày ra đủ trò. Con người đang bị giam cầm trong cái chốn u tối và rũ mục của bản thân mình. Phim cũng đưa ra nhiều triết lý : “Be it a sand or a rock, in water they sink the same”. “Laugh and the world laugh with you, weep and you weep alone.” Hay sự mô tả nỗi cô đơn. “Khi người ta cô đơn, người ta thường nghĩ đến kiến, vì kiến thường đi thành bầy đàn, nên khi chúng cô đơn thì thật ấy mới là điều khủng khiếp.” Phải chăng, con người ta đã quá cô đơn trong thời đại hiện nay. Những lối sống chối bỏ bản thân, những lối sống sa đọa và cực đoan khiến đầu óc ta dễ lệch lạc. Dẫn đến bạo lực, dẫn đến loạn luân. Thế giới này đang đảo lộn. Có ai thấy không ? Chị yêu em ruột, em ruột rờ roạng thân thể chị. Họ thấy khóai và sướng. Cha yêu con ruột, cha làm tình với con ruột. Họ thấy khoái và sướng. Mọi thứ như thế đều dẫn đến bi kịch. Bị kịch khủng khiếp. Chị chết, cha gần như chết về mặt tinh thần. Báo thù – trả thù. Bản thân bộ phim đã là một bi kịch trong lòng hiện đại. Về cảnh loạn luân, lẽ nào Park muốn nói thêm : Nguồn gốc dục vọng luôn ẩn chứa bên trong tiềm thức con người, và bản thân mọi nguồn gốc của bi kịch và tội lỗi đều hằng là do dục vọng. Trạng Quỳnh cũng đã từng có câu tế Chúa nổi tiếng : Ô hô ngàn sao ! Sao Loan, sao Mệ ! Sao Dập sao Dung ! Sao Ú Sao Ngang ! Sao Bao Sao Thạm !.... mau cút lên trời, Chúa tôi khỏi bệnh (mà bệnh tình gì mà quái chiêu, cào cấu cung nữ đẹp trần truồng. Trời ơi chịu sao thấu.) đấy sao.

Do thế, bằng mọi biện pháp bạo lực và hình ảnh có thể, với câu chuyện trớ trêu và phần nào mang dáng dấp bi kịch Ơđíp cổ đại ở Hy Lạp xa xôi, Park Chan Wook đã tạo nên một bộ phim lạ trước con mắt nhiều người. Bạo lực, nhưng vẫn hằng chứa ý nghĩa. Tuy đôi lúc ông đã đẩy bạo lực lên quá đà khiến phim trở nên không phù hợp với nhiều người (Cấm 18 tuổi), nhưng với mọi thứ mà nó đạt được, Oldboy trở thành một tác phẩm có giá trị dưới mắt nhiều người. Bạn có thể không thích nó, nhưng không thể phủ nhận, phim là một bức tranh nghệ thuật – tuy nhuộm toàn màu tăm tối.

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

The Hurt Locker


The Hurt Locker là một phim được đề cử khá nhiều Oscar, và tôi hi vọng nó sẽ dành vị trí thống lĩnh chúng. Bởi đơn giản, với tôi, nó xứng đáng là bộ phim hay nhất năm và cũng xứng đáng là một trong những bộ phim hay nhất về chiến tranh.

Iraq, một buổi nắng gắt, biệt đội Delta đang gỡ bom trên một con phố hổn lốn. Sự cẩn thận trong từng chút một. Quả bom có nổ ? Hiện thực liệu có tan biến trong bụi mù. Ta tự hỏi bản thân. Một cú điện thoại, một phút giây chạy không kịp. Bom nổ, người chỉ huy đội hòa mình vào cát bụi. Bộ phim bắt đầu thế đó, hấp dẫn, ngột ngạt. Thân xác người đã chết được trả về với những kỉ vật. Một người lính mới gia nhập biệt đội Delta. William James. Ba người, ba tính cách, họ cùng chiến đấu và gỡ bom trên một chiến trường Iraq đầy rẫy bom đạn hòa mình ẩn nấp sau lớp cát sa mạt mù mịt đó. Cuộc chiến nào cũng thế, cũng trông vô tận và mịt mù, dài tít mù xa như bãi sa mạt là mồ chôn biết bao người kia. Ba người lính trong Delta Company gồm : James, một con người đắm chìm trong việc gỡ mìn một cách kì lạ, như có ma lực hút anh vào bên trong những thứ có thể giết người ta trong nháy mắt. Anh thích thế, anh thích mạo hiểm, phá bỏ lề luật thông thường. Anh sưu tập những kíp nổ về đựng dưới giường, như một nỗi ám ảnh với công việc. Sanborn, một người lính da đen khô cằng và cứng nhắc - như màu da của anh vậy. Anh thẳng thắng, có phần quá cẩn thận. Owen, người lính trẻ ít kinh nghiệm, trông thật thà ngơ ngác và có vẻ nhút nhác như phần lớn những người mới nhập ngũ, nhưng anh cũng đã góp công trong việc trợ giúp hai người đồng đội trong cuộc chiến.

Đó là ba nhân vật chính của chúng ta trong bộ phim dài đằng đẵng này. Phim đề tài chiến tranh nhưng không quá màu mè vào những màn bắn nhau chí chóe cho lắm, cũng không xây dựng hình tượng nhân vật theo kiểu siêu nhân anh hùng chính nghĩa, không xây dựng nước Mỹ luôn là một đất nước chính nghĩa trong các cuộc chiến, không bôi nhọ những con người Iraq hiền lành. Ai là thiện, ai là ác. Ai biết được. Bởi thế, phim khác biệt so với hằng hà sa số những phim chiến tranh khác của Hollywood. Do vậy, nó thú vị hơn, sống động hơn và thực tế hơn. Phim chủ yếu đánh vào màn tâm lý của những người lính, cảm giác của họ trong cuộc chiến. Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Những nỗi sợ hãi khắp nơi. Nay mai mình sẽ chết ? Vợ con mình ? Mình có bị bắn trong sa mạc vô biên ? Mọi thứ. Mọi thứ đều có vẻ khô khốc khắc nghiệt. Sanborn đã nói : Tôi ghét cực kì cái vùng đất chó chết này. James thì lại yêu mến nó, nơi đây có những đứa trẻ với khuôn mặt hồn nhiên đến sợ, bán DVDs cho lính Mỹ với cái giá rẻ bèo 5USD một đĩa, với niềm đam mê bóng đá. Owen chửi thề trong khi được trung chuyển đi chữa bệnh : Chó chết. Thế cậu đã biết cái cảm giác bị bắn là thế nào rồi chứ ? Họ đã từng mâu thuẫn tột độ, Sanborn và William ấy, có lúc muốn giết nhau – bắn nhầm là chuyện thường thấy trong chiến tranh cơ mà – lời Sanborn. Nhưng họ vẫn có những tình cảm cho nhau, họ chiến đấu bên nhau, lo lắng bên nhau, họ uống rượu và đánh nhau trong phòng. Những khoảnh trời riêng của những người đàn ông lột bỏ áo lính còn bộc lộ sâu thẳm tâm can của họ - James lo lắng gọi về gia đình, Sanborn nhớ đến bạn gái và áp lực sinh con đẻ cái. Tâm lý nhân vật diễn biết liên tục và phức tạp, cho ta một cái nhìn chân thật và sống động và sâu nhất về những người lính trên sa trường. Họ, những người lính lúc nào cũng có một ngăn tủ của riêng mình để cất giấu tâm hồn, khiến ta không thấy được bản chất bên trong những con người trẻ khỏe cường tráng chửi thề liên tục bắn giết không ngứa tay đó nó như thế nào và trông ra sao. Bộ phim là một chiếc chìa khóa cho ngăn tủ đó. Theo tôi đó cũng là ý nghĩa của tựa phim, “The Hurt Locker”.

Chiến tranh là một thứ gì đó khốc liệt, đúng thế. Theo sau từng người lính trong những phút giây gỡ bom là những màn căng thẳng tột độ vận dụng nhiều trí lực cũng như máu và mạng sống của những người xung quanh. Bom, bom khắp nơi, nối chùm dính liền với nhau. Khi thì sâu dưới lòng đất, khi thì chất đầy trong một chiếc xe hơi, khi thì được khóa khắp mình người đàn ông nào đấy. Chúng được nối với nhau thành một hệ thống dây nào đó rất gắng kết. Điều đó dường như mang ý nghĩa, hậu quả của những cuộc chiến thường rất dài, lê lết qua nhiều thân phận, nhiều thế hệ, nhiều kiếp người. Những quả bom như những hậu quả mà nó mang lại thật khủng khiếp. Việc tháo gỡ nó hiển nhiên là rất nguy hiểm, được bồi thêm căng thẳng bằng những áp lực khủng khiếp trong công việc, những ánh nhìn tò mò đôi khi ngu ngốc của những cư dân xung quanh, những bất đồng trong mệnh lệnh. Nhiều cảnh khó quên trong những giây phút này như cảnh James lôi ra một chùm dây toàn bom, hay khi anh cố gắng tìm kíp nổ trong xe, hay khúc cuối cùng – người đàn ông với thân mình toàn bom – dang tay cầu nguyện rồi tan tành về với Thánh của ông ta. War is a Drug, đúng thế, chiến tranh là ma túy, dễ nghiện ngập, vì thế ta thấy James của chúng ta lại quay về cuộc chiến bất tận này ở cuối phim. Đếm ngược : 365 ngày nữa. Một nỗi niềm vô tận lại sắp bắt đầu. Điều đó còn cho thấy, chiến tranh không bao giờ kết thúc. Sự sống cái chết, tất cả đều là một trò may rủi trong chiến tranh. Liệu chúng ta, những người ngoài cuộc có hiểu được cái cảm giác đó không ? Không, không ai hiểu được những người lính ấy họ như thế nào ngoài đó cả. Cũng như một vị Colonel nào đó ngồi suốt trong bàn giấy giảng đạo với họ, một ngày đẹp trời muốn hòa nhập cùng với 3 người lính, đã phải bỏ mạng dưới sức ép của một quả bom khiến thân thể tan tành.

Phim bối cảnh Iraq cho nên trong phim ta toàn thấy sa mạc rộng lớn, những đường phố xác xơ và rác rưới với những quả bom ẩn chứa sâu bên trong, tạo cho ta một cảm giác nóng bứt nơi mi mắt, nhức đầu với một cuộc chiến chán chường và bế tắc. Phim hồi hộp, căng thẳng tột độ như đưa ta vào cuộc chiến nóng bỏng và nặng nề, kề vai sát cánh với những người lính ấy. Điều đó thứ nhất là do một kịch bản hay . Thứ hai, nó được trợ giúp bởi những cú máy tay như phim tài liệu, lia liên tục, zoom out in đủ cả, khuôn hình rung động lắc lư theo từng diễn biến. Nó cho ta thấy rõ, chiến tranh khốc nghiệt, tâm lý người lính chao đảo như thế nào. Tất cả những người lính trên chiến trường đều hiện thân như một kẻ vô danh thực hiện nghĩa vụ của mình cho đất nước. Mấy ai biết đến họ. Bởi thế, những NV chính hầu hết là những diễn viên vô danh không tên không tuổi với nghề. Họ diễn rất thật, miêu tả mọi trạng thái cung bậc cảm xúc, điều đó làm ta đắm chìm hơn vào bộ phim. Âm thanh chân thật với những tiếng động hỉ nộ ái ố của một cuộc chiến tranh ngoài sa mạc hay trong đường phố vang vọng hay đập dồn dập vào màn nhĩ của ta.

Phim kết thúc trong nhiều nỗi niềm của tôi. Liệu cuộc chiến ấy mịt mù ấy có bao giờ kết thúc, hay vẫn mãi tiếp diễn. War is a Drug, thế nên khó có thể dứt bỏ được.

Tết đến

Hôm nay ta chính thức nghỉ Tết. Hôm nay là ngày 4/2/2010. Thời khắc ăn chơi đã điểm.

Tổng kết lại một số vụ việc trong năm cũ :

_Tết năm con Trâu đi ăn chơi quá chừng tốn bộn tiền. Lì xì cũng khá khẩm nhưng tiêu hết vào tiền đĩa.

_Học hành thì bê bềt quá.

_Hè bắt đầu định hướng nghề nghiệp.

_Tháng 7 gặp Dương trong một ngày lảm nhảm toàn tập vô chủ đề vô hạn định.

_Từ lúc đó mình bỗng có một đam mê điện ảnh thấy phát sợ. Đam mê nhưng vẫn chỉ là đam mê.

_Review tập tọe dc lắm bài, chỉ mới thấy hài lòng qua ba bài mới nhất tuy còn lắm khuyết điểm. Mình có thói quen xem phim chỉ một lần rồi viết luôn thế nên ko biết có sai sót gì không ? I Dont Want To Sleep Alone : lan man, dài dòng, hơi tham lam. Elephant : có chút tiết chế lại nhưng bố cục vẫn chưa hợp lý. 2:37 bố cục tạm ổn nhưng nhiều cái chưa được. Thôi đành kì vọng vào bài review về Cyclo kế tiếp vậy. Hehe, bài này có sự trợ giúp tí ti của Dương và sẽ có một cấu trúc đặc biệt tuy có hơi dông dài. Mà Dương về HP rồi nên có lẽ phải qua Tết mới gặp lại dc. Đã xem khá nhiều phim hay nhưng chưa có đủ "trình độ" để viết về nó : Taxi Driver, Fight Club, The Red Balloon, Đông tà Tây Độc bản Redux (phim Vương Gia Vệ khó nuốt thấy bà), Mùa hè chiều thẳng đứng (cái này cũng thật là khó trôi nhưng vẫn thích thú trong từng khuôn hình đẹp vô ngần), Bad Guy của Kim Ki Duk (có thể nói bản thân mình thích cái này nhất trong đám KKD - phần vì âm nhạc của nó - phần vì NV chính ngầu ra phết)..... Cũng có một vài phim mình không thích lắm như Vicky Christina Bacerlonia của Woody Allen (ghét nhất cái Narrator phiền phức nói nhiều vô kể), The Coast Guard của KKD (phim gì mà nhảm gần chết tuy có khá nhiều đoạn ấn tượng), ......

_Hôm nay tích góp tiền khá quá, mới đây mà có 5 triệu rồi.

_Thi trước Tết, mẹ kiếp. Làm mình ôn tập hết hơi đến nỗi xém quên Xuân đã về.

_Sách đã đọc trong năm : vài cuốn của Tạ Duy Anh (ông này chửi đời khiếp, nhưng không thích lắm. Thiên thần sám hối thì được nhưng vẫn mang nặng tính giáo điều triết lí gì gì đó mà tôi không tin một thai nhi chưa chui ra khỏi bụng mẹ có thể nghĩ ra. Những câu chuyện trong đó thì quá khủng khiếp và được bộc lên với một giọng điệu trần trụi. Giã biệt bóng tối thì hoàn tòan không thích, ngay cả cái cấu trúc bất thường của nó vẫn mang tính khoe mẽ nhiều hơn là có tác dụng cụ thể. Nhiều tuyến giọng như vậy nhưng trong ngôn ngữ tôi vẫn chỉ thấy một giọng điệu duy nhất là chửi, chửi và chửi. Chửi nhưng không hay cho lắm vì nó quá thường. Những câu chuyện cũng thô tục, trần trụi và đen tối như dường như TDA đã cho nv chính trong TTSH ra đời và đối diện với mọi thứ được kể trong cuốn cũ. Chửi không hay. Không thích.), Nguyễn Huy Thiệp với cuốn tuyển tập truyện ngắn và cuốn "tuổi 20 yêu dấu" tự in tự đóng bìa (cuốn đầu thì xem khá hay nhưng tôi không thích mấy truyện lịch sử trong đó cho lắm. Tướng về hưu thì tuyệt. "tuổi 20 yêu dấu" thì cũng mang giọng điệu chửi đời, nhưng tôi thấy nó khá hơn TDA nhiều. Nhiều chương, ko đi theo cấu trúc bất cập như GBBT. Mỗi chương rất ngắn, mang giọng điệu của truyện ngắn nhiều hơn. Góc nhìn của một đứa 20 tuổi, nhưng vẫn thấy đôi lúc nhiều triết lí, nv chửi đời tự nhiên hơn TDA.), cuốn tạp bút của đạo diễn Việt Linh thì xem khá thích thú - bà viết đơn giản súc tích mà hay quá, bộ sách điện ảnh rất hay mua trong đợt đi LHP, và gì nữa nhỉ. Nhiều quá kể không hết.

_MK, tham gia vài trận war nhảm nhí trên mấy cái forum. Đúng là khi lên mạng rồi thì cái tôi cao thật.

_Sắp hết năm, đang lên lịch ngày Tết.

_Bây giờ rảnh chắc lôi vài phim cũ ra xem lại.

Thư số 2: ‘Sự nhẹ bẫng không chịu nổi của những đám mây lang thang’ Gửi H (công chúa),  Nếu em hỏi anh anh là ai thì anh sẽ bảo ...