Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

Dancer In The Dark



Không sai khi nói rằng, Dancer In The Dark là một bi kịch. Một bi kịch quá đỗi đau đớn mà khi xem người ta khó có thể cầm lòng được.

Lars Von Trier ra mắt bộ phim vào năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới, năm 2000. Thành công cũng rực rỡ với lắm giải thưởng từ các LHP Thế giới. Dancer In The Dark đã in dấu ấn vào lòng nhiều khán giả. Phim lấy bối cảnh ở Mỹ, khi mà Selma Jezkova cùng con của cô từ CH Séc đến Mỹ tìm hi vọng. Selma làm việc trong một nhà máy, dành dụm tiền cho một cuộc giãi phẩu mắt cho con mình. Cô sống trong một trailer nằm trong khuôn viên gia đình Houston, với một bà vợ tiêu xài và một ông chồng cảnh sát. Cô có vẻ hằng yêu đời, tham gia vào những lớp học nhạc kịch, tưởng tượng lấy những cảnh ca hát nhảy múa trong đầu cô, vì theo cô “In a musical, nothing dreadful ever happens”. Cô có những người bạn tốt, Jeff luôn luôn chờ cô. Kathy luôn giúp đỡ cô trong những lúc khó khăn. Mấy ai biết rằng, ánh sáng đang lụi dần trong mắt cô. Ông chồng nhà Houston, Bill tâm sự với cô rằng anh ta đang hết tiền – ngân hàng sẽ cướp mất ngôi nhà và cô vợ tiêu xài của anh. Cô cũng tâm sự lại với Bill. Selma làm ca đêm, với đôi mắt không rõ và lèm nhèm. Cô làm hỏng việc. Tay đứt. Cô chậm chạp nương theo hai đường ray xe lửa đi vào tăm tối. Sau đó, cô bị đuổi việc. Bill ăn cắp tiền của cô. Một cuộc giằng co. Selma bắn chết Bill. Mọi chuyện sau đó là một bi kịch. Cô nhanh chóng đưa tiền cho bác sĩ với lời dặn : Tên nó là Novy, trùng theo tên của một diễn viên vũ kịch nổi tiếng ở Sec mà cô cũng lấy làm tên một ông bố tưởng tượng của cô. Mọi thứ đều chống lại cô ở phiên tòa. Cô bị xử tử hình.

Phim đau đớn là thế, ánh sáng trong phim nó chỉ le lói và mang tính nhỏ nhoi. Cô phải chết sao ? Để con mình được sống mà nhìn thấy đời. Cô hi sinh vì con. Tình yêu thương cao qúy đã dìm chết cô. Không, phải nói là Lars Von Trier đã dìm chết nhân vật của mình, không cho Selma có con đường nào giải thóat cả. Họa chăng, đó là cái giá treo cổ. Một giải thóat khỏi bế tắc một cách tiêu cực nhất. Một ngõ cụt. Một ngõ cụt đen đúa và u ám. Mắt Selma không thấy được cho nên đường ra đối với cô là một thứ gì đó vô hình. Phim nặng nề từ những khúc khởi đầu. Và càng về cuối phim nó càng tăng tiến, ta như đang bị chìm trong một mớ hỗn độn của nứơc mắt và những tiếng la hét tuyệt vọng. Phim có những thứ đáng kể như là tình người, nhưng sau đó mọi thứ lại hỗn độn. Lars chống lại nó – chống lại những thứ tốt đẹp nhất. Nó có giúp đỡ gì cho ta ? Mọi tình người luôn không có đất để cứu giúp cô thoát khỏi bế tắc (tuy nhiên chúng ta vẫn cảm động khi thấy những người đó tìm mọi cách để chia sẻ cùng cô). Sự thật luôn là thế, nó có bao giờ tốt đẹp như phim cổ tích đâu ? Những sự bất công phi lí trong một xã hội tha hóa. Sự bế tắc và đường cùng của con người khiến chúng ta liều mình như chẳng có. Sự ngây thơ của một kiếp người. Bởi thế, phim nghẹt thở, không vì hành động bắn súng, không vì những cuộc đấu trí thông minh, mà vì cảm xúc đã lấn áp ta. Chúng ta hoang mang mà mất bình tĩnh khi xem phim. Những hình ảnh vửa trải qua. Tại sao nó lại xảy ra. Tại sao ta không để cho Selma một con đường sống sau bao bế tắc cô lâm phải. Gần cuối dường như ta đã có thể thấy một sự cứu vớt, nhưng để đánh đổi lấy nó – Selma phải hi sinh con trai mình – và cô từ chối. Tréo nghoe, đạo diễn đã đưa những tình huống tréo nghoe và cùng cực nhất cho nhân vật. Và khi cô bị thắt cổ, chúng ta ngẹn ngào. Tôi đã hình dung ra một cảnh anh hùng cứu mỹ nhân thường thấy trong phim Mỹ, rằng Jeff sẽ xả thân để cứu cô. Sau đó hai người cùng đứa con vừa giải phẩu sẽ chạy trống nhưng sống một cuộc đời hạnh phúc. Jeff chăm lo cho cô từng chút một. Nhưng không có. Cô hát những bài ca của cô, rồi bùm. Cô bị treo cổ tòn ten. Chúng ta hết hơi để hét lên.

Tại sao phải thế ? Phải chăng vì cô quá trong trắng và vô tội mà đã bị đẩy đến bước đường cùng trong một xã hội chưa công bằng cho lắm ? Một trong những phim làm tôi phải ứa nước mắt vì nó. Lars Von Trier đã làm ra một tác phẩm thuần khiết nhất về sự bất công và bế tắc của một số phận. Tuy nhiên, lắm người khen cũng lắm kẻ chê. Thật sự là tôi cũng nghĩ rằng Lars Von Trier đã đẩy mọi thứ lên quá đà – chính ông đã làm cho Selma lâm vào cảnh đường cùng nhất, và chính ông cũng tự tay kéo dây thừng.

Cấu trúc của phim đơn giản như sau : thực và ảo. Thực là câu chuyện đau thương của Selma, ảo là những lúc cô tưởng tượng ra những đoạn musical vui tươi. Thực được quay với máy cơ động, khiến khuôn hình nhập nhằng di chuyển không ngừng. Với những cú cắt mạnh từ nhiều góc độ. Vá chằng chịt với nhau tạo nên một cái style dạng tài liệu và thuần khiết xuyên suốt phim. Là những cú máy lạng lùng, là những thái độ đối với những ngày cuối cùng của cuộc đời cô trong tù. Đó là khi chúng ta đắm chìm vào câu chuyện. Còn ảo được quay với máy cố định, thay đổi hẳng tone màu khiến cho ta như lạc vào một bộ phim khác. Nó tươi vui và ấm áp hơn tí so với những đoạn thực, vì “In a musical, nothing dreadful ever happens” mà. Bố cục quá tốt với những vũ công thành thạo, những thứ tốt đẹp đều đưa ra : Bill sống dậy, mọi người nhảy múa cùng cô, những thứ gọi là tình người có đất để diễn. Nhưng, phải chăng như dụng ý của Lars Von Trier, đó cũng chỉ là ảo tưởng. Mọi thứ đang đánh mất dần chân lý của nó.

Âm thanh là một thế mạnh khác. Những tiếng máy móc chuyển động tạo nhịp điệu, tiếng xe đạp cạch cạch nghe rợn mình, tiếng bước chân gõ nhịp, tiếng nước chảy. Tất cả mọi thứ đều ám ảnh ta cao độ. Những âm nhạc theo kiểu điện tử, thể nghiệm với giọng hát của Bjork, thật sự đưa ta vào giấc ngủ và cũng đưa ta đến mọi cơn ác mộng. Bjork, nữ diễn viên chính của chúng ta, người đã đạt giải DV xuất sắc tại LHP Cannes, thật sự là rất xứng đáng. Ai có thể ngờ một ca sĩ lại có thể diễn xuất hay đến vậy ? Cô khóc, những ánh mắt. Ta thấy có vẻ như cô mù thật. Ta thương cô thật. Ta chết cùng cô. David Morse trong Green Mile đã đóng một vai phức tạp – tâm lý thuộc dạng khó diễn, nhưng anh cũng đã làm rất tốt vai diễn của mình. Ta hình dung ra được một con người cứng rắn ngoài đường như đầy đau đáu ở bên trong. Ta hình dung ra được lòng tham hiện hữu ngay bất cứ con người nào trong một hoàn cảnh bế tắc.

Phim là một dòng chảy mạnh bạo của cảm xúc. Sẽ có người ghét nó. Riêng tôi cảm thấy đây là một sự sáng tạo tuyệt vời của nền điện ảnh thế giới. Bản thân bộ phim đã sáng tạo lại điện ảnh theo cách của riêng Lars Von Trier, bỏ qua một vài quy tắc Dogma khó chịu mà ông lập nên, và làm bàng hoàng mọi khán giả mỏi mòn chở đợi một thứ gì đó lạ lẫm. Đúng như câu nói của ông “Mỗi phim sáng tạo nên ngôn ngữ của nó” . Phim ông là dòng chảy đầy cảm xúc một cách thuần khiết nhất trong nghệ thuật. Đẹp tuyệt. Hay cân nhắc và suy nghĩ trứơc và sau khi xem phim.

2 nhận xét:

  1. rat nham nhi neu coi day la phim " sang tao tuyet voi cua nen dien anh the gioi

    Trả lờiXóa
  2. dung la nguoi k hieu biet gi ve nghe thuat

    Trả lờiXóa

‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’

  ‘Làm thế nào để tìm lại được tóc đã rụng’     Người Đức có khái niệm Umwelt dùng để miêu tả cảm giác tồn tại giữa th...