Giới trẻ hiện nay than vãn rằng họ có quá nhiều vấn đề. Và tôi tự hỏi : Liệu vấn đề giữa chúng với vấn đề của người lớn, cái nào nghiêm trọng hơn ? Và nếu câu trả lời là vế sau, thì tại sao lại xảy ra hiện tượng tự sát trong độ tuổi vị thành niên nhiều đến thế ?
Vấn đề, thì dĩ nhiên ở lứa tuổi nào cũng có. Với câu hỏi thứ nhất, tôi nghĩ rằng : Chả có thể nói rằng cái nào nghiêm trọng hơn cả, tùy thuộc vào mỗi lứa tuổi với mỗi khả năng giải quyết của mỗi người. Mỗi thời điểm phát triển của loài người đều đối mặt với vấn đề của riêng thời điểm, lứa tuổi ấy. Với một đứa trẻ lên 3, vấn đề của chúng là làm thế nào để ko tè ra quần, đi tiêu tiểu đúng nơi quy định (mặc dù đôi khi người lớn cũng mắc phải vấn đề này một cách cố ý) ; với một đứa trẻ cho đến thanh niên, vấn đề của chúng là sự mỏng manh của tâm hồn ; với người lớn, vấn đề của họ là sống, là làm việc, là vấn đề tiền bạc con cái.
Sự mỏng manh của lứa tuổi trẻ chính là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai ? Thực sự vấn đề của họ ko lớn, nó chỉ quá lớn "đối với suy nghĩ của chính họ". Họ mỏng manh từ trong từng suy nghĩ, từng hành động. Họ ngây thơ, cô đơn. Họ sống một cách vô tư nhất. Những vấn đề phát sinh từ sự mỏng manh và vô tư ấy. Sự cô độc, sự mâu thuẫn bạn bè có thể giết chết chính họ. Với vốn sống không cao, suy nghĩ nông cạn, họ tự cho rằng "Vấn đề của mình quá sức lớn lao. Và tôi không thể nào vượt qua nó được." Họ tự giết mình trước các gánh nặng đó.
Thực tế chỉ ra rằng, mỗi con người đều có một trình độ giải quyết vấn đề khác nhau. Đôi khi vấn đề này lớn đối với người này nhưng nó ko là vấn đề đối với người kia. Khả năng nó được trui rèn qua năm tháng cũng như điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. Một con người khổ cực sống độc lập từ nhỏ - ko có một chữ cái trong đầu - có thể có khả năng giải quyết vấn đề xung quanh dễ dàng hơn một con người sống quá ỉ lại từ trong trứng nước - tuy học hành giỏi giang.
Điều đó chỉ ra câu hỏi nhọc nhằn cho tôi : Liệu cuộc đời cần những gì để sống và sống cho đáng sống ? Có phải đó là những tri thức đầy rẫy đóng hộp trong đống sách dày cộm, hay khả năng giải quyết vấn đề ?
Với những nước nào đó mà tôi đã đọc, trước khi chuyển tiếp từ THPT lên ĐH, mọi học sinh đều có thể chọn bỏ lỡ một năm, người ta gọi là "gap year". Họ có thể đi đấy đi đó, kiếm việc làm thêm, du lịch tứ xứ, làm hoạt động xã hội, phục vụ đất nước trước khi bước vào con đường dài và căng thẳng phía trước. Điều đó có lợi gì cho họ ? Đó là họ học được cách sống và đối mặt với vấn đề ngoài khuôn khổ sách báo trường lớp, họ cũng sẽ tìm được chính bản thân mình - hiểu được mình là ai. Ấy mới là điều quan trọng.
I am not running away
I am just searching
For the real me
- Sweet Leaf - Green Carnation -
Chúng ta cần điều đó, nhất là đối với những tầng lớp trẻ tuổi đang trên đà phát triển đất nước vững mạnh. Sau một năm đó, họ lại lao đầu vào trường ĐH, rồi từ đó họ sẽ tiến một bước đến với cuộc đời đầy chông gai và cạm bẫy. Tôi tin 365 ngày đó sẽ giúp họ thực sự trở thành người lớn. Họ sẽ vững vàng hơn và sẵn sàng đối đầu với khó khăn, với những vấn đề ngoài xã hội.
Nếu tôi ít tuổi hơn chút nữa,tôi sẽ tự sát :).
Trả lờiXóaVấn đề là khi người ta nhiều tuổi,mặc dù thấy cái sống chỉ là sự tồn tại,người ta vẫn sợ...mất sĩ diễn vì chết một cách..vô duyên.:-)
Cuộc hành trình tạo ra mục đích. Mục đích không phải ở đấy tại cuối cuộc hành trình, cuộc trình tạo ra nó tại từng bước. Cuộc hành trình là mục đích. cuộc hành trình và mục đích là không tách rời, chúng không phải là hai điều. Mục ddichss lan tỏa trên khắp con đường, mọi phương tiện đều chứa mục đích trong chúng.
Trả lờiXóaCho nên đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào của việc sống, của việc được sống động, của việc có trách nhiệm, của việc cam kết, của việc tham dự. Đừng là kẻ hèn nhát. Hãy đối diện với cuộc sống, hãy đương đầu với nó. và thế rồi dần dần cái gì đó bên trong bạn sẽ kết tinh lại thành sức nặng của chính bạn. Bạn sẽ không bao giờ lung lay, và mỏng manh.
( Osho )