Requiem for a Dream
Requiem for a Dream - Lễ cầu hồn cho những giấc mơ. Cái tên đã nói lên dc bản chất của bộ phim. Cái nghiện ngập, cái ảm ảnh đến với mỗi con người khiến cho họ u mê vào giấc mơ ảo tưởng của mình. Với 3 cô cậu trẻ - đó là ma túy, với bà mẹ - đó là những ảo tưởng cho một cuộc thu hình trực tiếp trên truyền hình. Nói cách khác, đối với ba cô cậu trẻ, họ là con nghiện của ma túy, với bà má già nua, bà là con nghiện của cái vinh hoa và sự ấm áp trên truyền thông - bỏ qua những phút giây cô độc ko người viếng, nhìn lại những tháng năm xưa cũ đã bay đi mất.
Họ đã trở thành những con nghiện. Họ làm mọi cách để tiếp tục chìm đắm trong giấc mơ ảo tưởng đó. Buôn bán hút chít ma túy, đắm mình vào những viên thuốc giảm béo để mặc vừa chiếc váy đầm đỏ chói. Những cuộc vui rồi sẽ tàn. Những giờ khắc sung sướng rồi sẽ bị đốt cháy bởi hiện thực xám hoét.
Cuối cùng, Harry bị cưa mất tay, bà mẹ Sara bị đưa vào viện với những cú shock điện khiến cho bà thân tàn ma dại, Marion đánh mất nhân phẩm của mình - mua vui những trò chơi dã man bệnh hoạn với đám người lắm tiền - để đổi lấy ma túy, Tyrone vô tù và run rẩy. Đấy, lễ cầu hồn đã điểm.
Họ đã từng có nhau, họ đã từng bên nhau, nắm tay nhau và nhảy những bài ca tuyêt diệu nhất trong giấc mơ của họ. Nhưng rồi cuối cùng họ cũng co ro như những sinh linh cô đơn trên chiếc giường của mình. Cái kết buồn và đau đớn cũng đủ cảnh tỉnh cho chúng ta một bài học. Đây sẽ là bộ phim thay đổi cuộc đời bạn.
Câu chuyện đơn giản và dễ hiểu, cấu trúc chia theo mùa : Hạ - Thu - Đông như ngầm ám chỉ tính chất phim. Hạ là mùa sung sức - khi mà mọi chuyện nhen nhóm và thành công, Thu là lúc lá sắp tàn - những phiền phức đã bắt đầu, Đông thì lạnh lẽo kinh người - trả giá. Về phần hình thức thì rất chi là phong cách, những cảnh ngắn - cắt nhanh - cận cảnh hoặc đặc tả được lập đi lập lại nhắm diễn tả những hành động cụ thể - chích thuốc, uống thuốc. Có cần phải cho thấy cảnh NV tự thân mình chích đâu. Chỉ là những chuỗi hình ảnh âm thanh nhanh nhanh gọn và lập lại - nhưng nó vẫn cho ta cái cảm giác đó, thực và ấn tượng. Những cảnh chia đôi màn hình. Những cú tracking shot với góc quay lập lòe ảo giác - khi thì chỉa từ đầu nhân vật, khi thì ném xuống cằm nv, kinh sợ nhằm dĩên tả cảm giác chơi vơi ko điểm tựa, và hơn thế nữa - nó cho ta đắm mình vào chính nhân vật, tạo ra một bầu không gian riêng. Đó chính là những giấc mơ ảo tưởng. Nhịp điệu phim lúc nhanh lúc chậm, đôi lúc tĩnh lược quá đáng, đôi lúc phim như chững lại - điều đó góp phần cho sự mờ mịt và hồi hộp, tạo cảm giác mất thăng bằng với hành trình của bộ phim.
Sự cô đơn và mất kết nối có lẽ là một lí do của những con người chìm mình trong sự ám ảnh, nghiện ngập trong Requiem for a dream. Cảnh cuối cùng, những sinh linh lại cuộn mình trong giường, im lặng và nhắm mắt như đang rơi vào một cõi mộng.
Cái cõi mộng ấy có phải là bản chất thật của con người. Cuối phim, khi họ đã chịu đựng sự dày vò của cái ám ảnh đấy, họ lại quay về cô đơn trong cõi riêng của mình, tìm lại chính bản thân mình.
Lí do chính của cái sự ám ảnh ấy là gì ? Là sự mất kết nối, là sự quay lưng lại với hiện thực. Thiếu thuốc, họ chỉ là những thế hệ vứt đi. Có thuốc, họ rơi vào một thế giới khác. Sự mất kết nối, họ tự giam mình trong một tấm gương kính phẳng lì, như một con vật mơ hồ trưng bày trong chốn bảo tàng sở thú. Có thuốc, họ đẩy bản thân lên một tầng mới, bị mắt kẹt giữa ranh giới của chiếc gương và hiện thực.
Sự cô đơn đẩy những chiếc gương lại gần nhau. Lên thuốc, trong lúc họ kẹt trong ranh giới kinh hoàng đó, họ chạm được vào nhau. Hiện thực dần chìm vào quên lãng, cho đến khi tấm gương vỡ nát, đâm những vết thương sâu hoắm vào người họ.
Đau. Rất đau. Có người sẽ mất máu cho đến chết, không thể nào gượng dậy được. Những số phận điêu tàn ấy bị lấp sâu trong lớp tro bụi. Có người sẽ lại đánh mất chính mình và một tấm gương khác lại chờ đợi họ. Có người lại dấn thân co ro trong chăn tìm lại chính bản thân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét