Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010
Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010
Bạo lực học đường
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là tại sao người lớn lại đỗ lỗi cho mọi thứ khi trẻ con có hành vi bạo lực. Vì họ ko dám nhìn lại chính mình, và không thể nhìn vào tâm lũ trẻ. Tại sao ? Tại sao ? Một câu hỏi khó trả lời và nếu có thì nó không đơn giản như mọi người nghĩ.
Bạo lực xuất phát từ việc gì ? Nho giáo xưa nay cho rằng : “Nhân chi sơ tính bản thiện” (con người sinh ra vốn lương thiện). Nhưng theo tâm lý học phát triển, với đối tượng nghiên cứu là vị thành niên, bản chất của con người luôn có mầm mống bạo lực và dục vọng. Hay nói một cách khác, con người từ khi lọt lòng ra đời đều mang trong mình một cái ác, dù nhiều hay ít – nó vẫn tồn tại sâu thăm thẳm bên trong mỗi người. Một sự kích thích nào đó có thể đánh thức nó dậy. Và sự kích thích ở đây là gì ? Nhiều lắm. Quan trọng nhất, có chăng đó là sự vô tâm của mọi người. Gia đình bỏ rơi lo cho tiền bạc mà quên đi con cái – chúng sẽ không hiểu được sự yêu thương là như thế nào. Sự vô tâm ấy dẫn đến sự cô độc, sự hỗn loạn, sự trống rỗng bên trong mỗi đứa trẻ. Mọi thứ lùng bùng bên ngoài khác càng kích thích giới trẻ cùng với tâm lí ko ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà ko biết thể hiện đúng cách) ở lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới này khiến chúng bức bối và muốn giải thóat. Biện pháp đơn giản thôi : bạo lực, ma túy, hoặc tệ hơn là hành xác, trầm cảm, tự tử – nhưng ta sẽ chỉ xét đến vấn đề bạo lực tuy mọi thứ đều có liên quan đến nhau chặt chẽ. Nhẹ nhàng chút chút là những cú đấm với nhau trong lớp hay những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong trường, nặng hơn là bắt đầu ra ngoài xã hội làm tay giang hồ anh chị đâm thuê chém mướn. Mọi thứ nhanh chóng biến mất – tương lai và hi vọng. Mọi chuyện ngày càng tồi tệ thêm. Thế nên, bạo lực học đường chỉ là con đường cơ bản nhất để tiến đến sự sa đọa trong xã hội và cuộc sống bên ngoài.
Và, với một vài đứa trẻ - trường học nơi đáng lẽ phải là thứ nuôi dưỡng tâm hồn lại là nơi điên loạn nhất. Sự cô lập làm chúng cô đơn, sự tác động của thầy cô giáo với áp lực học hành nặng trịch khiến chúng điên đầu và thế nên chúng phải xả giận chứ. Chúng xả vào nhau những đường chém, chúng chửi rủa thầy cô giáo, chúng mâu thuẫn nhau vì một lí do nhỏ nhặt. Còn không thì chúng rạch tay, tự sát. Ở VN, có những vụ đánh giáo viên, tạt axit giáo viên, đâm chết bạn bè. Ở nước ngoài, lũ trẻ xả súng (hãy nhìn vào vụ thảm sát Columbine rúng động toàn cầu).
Những lí do khác gây kích thích cái ác bên trong giới trẻ mà nhiều người thường đưa ra, đó có thể là do trào lưu (như trào lưu hippie ở Mỹ, trào lưu tự sát ở Nhật, trào lưu emo goth ở nước ta). Hay là do cách cư xử của gia đình không tốt, bạo hành chẳng hạn, khiến đầu óc chúng trở nên rối loạn cực độ. Trẻ con là hình ảnh của người lớn, chúng được giáo dục bằng bạo lực thì chúng sẽ đẩy lại cho người khác bằng bạo lực – thế thôi. Do cái nghèo, cái thất học (chính sách nhà nước và giáo dục chưa chạm đến họ). Do xã hội chăng, dường như cuộc sống đậm đặc và hối hả khiến cho nó thành cứng nhắc và vô cảm, khiến cho con người vô tâm hơn khi đối xử với nhau – cũng có thể ? Sự phấn khích khi thực hiện những hành vi bạo lực cũng gây nghiện và làm cho chúng khoái trá thể hiện (quay clip up lên internet). Do truyền thông đại chúng – cũng đúng một phần. Tất cả đã dẫn đến một thế hệ trẻ trống rỗng. Từ trong ra ngòai. Tương lai sẽ ra sao khi mà giới trẻ mang súng vào trường và điên cuồng bắn giết đâm chém hãm hại bạn bè của chúng, thầy cô của chúng ?
Bạo lực học đường. Mọi thứ đã xảy ra lâu lắm rồi. Nhưng chỉ từ khi đoạn clip nữ sinh đánh nhau dc làm rùm beng (lưu ý là loại clip này ở nc ngoài đã bị lên án và xử lý đích đáng từ lâu) lên, mọi người (người lớn là chủ yếu) mới bắt đầu nhìn lại.
Cái đầu tiên mà họ nhắm đến không phải là sự vô tâm của họ, mà họ đổ thừa cho mọi thứ khác – games, nhạc, phim, internet, sách báo, vvv. Họ quên đi rằng, đó chỉ là những tác nhân ngoài lề và chúng đều chỉ ra một nguyên nhân thiết yếu : HỌ . Nếu ta có các định hướng tốt đẹp cho giới trẻ và hiểu rõ chúng hơn, thì cái ác sẽ bị chế ngự. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà lòng tin của giới trẻ dành cho phụ huynh và thầy cô càng xuống cấp thì chuyện đó ngày càng trở nên vô vọng. Bản chất con người thì đã thế. Chúng ta phải có những biện pháp mạnh để khán cự cái ác trỗi dậy từ trong ghế nhà trường.
Với một cái nhìn trung lập nhất, hãy lắng nghe bằng cả tấm lòng chứ đừng nhìn vào vẻ bề ngoài. Đặt bản thân mình vào chúng. Mọi phụ huynh và gia đình hãy lo mà quan tâm đến con cái hơn, đừng mất lòng tin vào chúng – và cũng đừng để chúng mất lòng tin vào mình. Thầy cô hãy lo lắng đến quý học sinh thân yêu hơn. Bạn bè hãy quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Về phần Đoàn và xã hội, hãy thực hiện nhiều hoạt động thực chất hơn, không nên mãi họp hành mà không có biện pháp cụ thể nữa mà nên tổ chức nhiều sân chơi để mọi lứa tuổi hiểu nhau hơn. Giáo dục nên tập trung chú trọng hơn vào vấn đề dạy “Lễ” cho các em trước, môn GDCD không nên quá mãi khô khan trọng lời lẽ mà phải thiết thực, hấp dẫn và bổ ích. Tầm quan trọng của Giáo dục trong những lứa tuổi này là điều không thể chối bỏ. Có thế, cái ác trong mỗi con người sẽ bị kiềm chế, bạo lực học đường sẽ dần dà biến mất cho một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy điều đó có thể là hơi viễn vông và xa vời. Cách đơn giản và nhanh gọn nhất mà phần lớn mọi người (lớn) đang thực hiện là kỉ luật. Kỉ luật thật nặng – đuổi học, hạ hạnh kiểm. Mà những hình phạt này một số lúc nếu có tiền thì cũng chả là vấn đề gì. Họ vẫn quên rằng, thiếu sự quan tâm thì việc đó chỉ càng đẩy chúng đến bên bờ cái ác.
Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là những phần nhỏ nhặt trong một cái thế giới to lớn trong đầu của giới trẻ. Như câu chuyện thầy bói mù xem voi nổi tiếng ở dân gian ta, chúng ta sờ vào một phần của chúng, nhưng dù gì đi nữa – nó chỉ là một phần nhỏ của một vấn đề đồ sộ - con voi. Mọi sự lí giải thế nên có thể sẽ không bao giờ hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Cuối cùng, đến đây tôi lại nhớ đến chuyện nàng công chúa và hạt đậu của Andersen, dù nàng có nằm trên nhiều tấm nệm nhưng nàng vẫn cảm thấy được hạt đậu sau bao lớp nệm dày. Thế tại sao chúng ta lại không ? Có những việc nhức nhối to lớn mà tại sao nhiều người lại tỏ ra thờ ơ đến thế. Xem những clip trên mạng, tôi thấy rất bất bình với lũ trẻ đúng xung quanh mà dòm ngó, mà chỉ trỏ, mà bàn tán cười đùa. Nền tảng đạo đức, tình bạn bè đang nằm ở đâu trong cái xã hội ngày một phát triển này ?
Bạo lực xuất phát từ việc gì ? Nho giáo xưa nay cho rằng : “Nhân chi sơ tính bản thiện” (con người sinh ra vốn lương thiện). Nhưng theo tâm lý học phát triển, với đối tượng nghiên cứu là vị thành niên, bản chất của con người luôn có mầm mống bạo lực và dục vọng. Hay nói một cách khác, con người từ khi lọt lòng ra đời đều mang trong mình một cái ác, dù nhiều hay ít – nó vẫn tồn tại sâu thăm thẳm bên trong mỗi người. Một sự kích thích nào đó có thể đánh thức nó dậy. Và sự kích thích ở đây là gì ? Nhiều lắm. Quan trọng nhất, có chăng đó là sự vô tâm của mọi người. Gia đình bỏ rơi lo cho tiền bạc mà quên đi con cái – chúng sẽ không hiểu được sự yêu thương là như thế nào. Sự vô tâm ấy dẫn đến sự cô độc, sự hỗn loạn, sự trống rỗng bên trong mỗi đứa trẻ. Mọi thứ lùng bùng bên ngoài khác càng kích thích giới trẻ cùng với tâm lí ko ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà ko biết thể hiện đúng cách) ở lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới này khiến chúng bức bối và muốn giải thóat. Biện pháp đơn giản thôi : bạo lực, ma túy, hoặc tệ hơn là hành xác, trầm cảm, tự tử – nhưng ta sẽ chỉ xét đến vấn đề bạo lực tuy mọi thứ đều có liên quan đến nhau chặt chẽ. Nhẹ nhàng chút chút là những cú đấm với nhau trong lớp hay những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong trường, nặng hơn là bắt đầu ra ngoài xã hội làm tay giang hồ anh chị đâm thuê chém mướn. Mọi thứ nhanh chóng biến mất – tương lai và hi vọng. Mọi chuyện ngày càng tồi tệ thêm. Thế nên, bạo lực học đường chỉ là con đường cơ bản nhất để tiến đến sự sa đọa trong xã hội và cuộc sống bên ngoài.
Và, với một vài đứa trẻ - trường học nơi đáng lẽ phải là thứ nuôi dưỡng tâm hồn lại là nơi điên loạn nhất. Sự cô lập làm chúng cô đơn, sự tác động của thầy cô giáo với áp lực học hành nặng trịch khiến chúng điên đầu và thế nên chúng phải xả giận chứ. Chúng xả vào nhau những đường chém, chúng chửi rủa thầy cô giáo, chúng mâu thuẫn nhau vì một lí do nhỏ nhặt. Còn không thì chúng rạch tay, tự sát. Ở VN, có những vụ đánh giáo viên, tạt axit giáo viên, đâm chết bạn bè. Ở nước ngoài, lũ trẻ xả súng (hãy nhìn vào vụ thảm sát Columbine rúng động toàn cầu).
Những lí do khác gây kích thích cái ác bên trong giới trẻ mà nhiều người thường đưa ra, đó có thể là do trào lưu (như trào lưu hippie ở Mỹ, trào lưu tự sát ở Nhật, trào lưu emo goth ở nước ta). Hay là do cách cư xử của gia đình không tốt, bạo hành chẳng hạn, khiến đầu óc chúng trở nên rối loạn cực độ. Trẻ con là hình ảnh của người lớn, chúng được giáo dục bằng bạo lực thì chúng sẽ đẩy lại cho người khác bằng bạo lực – thế thôi. Do cái nghèo, cái thất học (chính sách nhà nước và giáo dục chưa chạm đến họ). Do xã hội chăng, dường như cuộc sống đậm đặc và hối hả khiến cho nó thành cứng nhắc và vô cảm, khiến cho con người vô tâm hơn khi đối xử với nhau – cũng có thể ? Sự phấn khích khi thực hiện những hành vi bạo lực cũng gây nghiện và làm cho chúng khoái trá thể hiện (quay clip up lên internet). Do truyền thông đại chúng – cũng đúng một phần. Tất cả đã dẫn đến một thế hệ trẻ trống rỗng. Từ trong ra ngòai. Tương lai sẽ ra sao khi mà giới trẻ mang súng vào trường và điên cuồng bắn giết đâm chém hãm hại bạn bè của chúng, thầy cô của chúng ?
Bạo lực học đường. Mọi thứ đã xảy ra lâu lắm rồi. Nhưng chỉ từ khi đoạn clip nữ sinh đánh nhau dc làm rùm beng (lưu ý là loại clip này ở nc ngoài đã bị lên án và xử lý đích đáng từ lâu) lên, mọi người (người lớn là chủ yếu) mới bắt đầu nhìn lại.
Cái đầu tiên mà họ nhắm đến không phải là sự vô tâm của họ, mà họ đổ thừa cho mọi thứ khác – games, nhạc, phim, internet, sách báo, vvv. Họ quên đi rằng, đó chỉ là những tác nhân ngoài lề và chúng đều chỉ ra một nguyên nhân thiết yếu : HỌ . Nếu ta có các định hướng tốt đẹp cho giới trẻ và hiểu rõ chúng hơn, thì cái ác sẽ bị chế ngự. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà lòng tin của giới trẻ dành cho phụ huynh và thầy cô càng xuống cấp thì chuyện đó ngày càng trở nên vô vọng. Bản chất con người thì đã thế. Chúng ta phải có những biện pháp mạnh để khán cự cái ác trỗi dậy từ trong ghế nhà trường.
Với một cái nhìn trung lập nhất, hãy lắng nghe bằng cả tấm lòng chứ đừng nhìn vào vẻ bề ngoài. Đặt bản thân mình vào chúng. Mọi phụ huynh và gia đình hãy lo mà quan tâm đến con cái hơn, đừng mất lòng tin vào chúng – và cũng đừng để chúng mất lòng tin vào mình. Thầy cô hãy lo lắng đến quý học sinh thân yêu hơn. Bạn bè hãy quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Về phần Đoàn và xã hội, hãy thực hiện nhiều hoạt động thực chất hơn, không nên mãi họp hành mà không có biện pháp cụ thể nữa mà nên tổ chức nhiều sân chơi để mọi lứa tuổi hiểu nhau hơn. Giáo dục nên tập trung chú trọng hơn vào vấn đề dạy “Lễ” cho các em trước, môn GDCD không nên quá mãi khô khan trọng lời lẽ mà phải thiết thực, hấp dẫn và bổ ích. Tầm quan trọng của Giáo dục trong những lứa tuổi này là điều không thể chối bỏ. Có thế, cái ác trong mỗi con người sẽ bị kiềm chế, bạo lực học đường sẽ dần dà biến mất cho một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy điều đó có thể là hơi viễn vông và xa vời. Cách đơn giản và nhanh gọn nhất mà phần lớn mọi người (lớn) đang thực hiện là kỉ luật. Kỉ luật thật nặng – đuổi học, hạ hạnh kiểm. Mà những hình phạt này một số lúc nếu có tiền thì cũng chả là vấn đề gì. Họ vẫn quên rằng, thiếu sự quan tâm thì việc đó chỉ càng đẩy chúng đến bên bờ cái ác.
Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là những phần nhỏ nhặt trong một cái thế giới to lớn trong đầu của giới trẻ. Như câu chuyện thầy bói mù xem voi nổi tiếng ở dân gian ta, chúng ta sờ vào một phần của chúng, nhưng dù gì đi nữa – nó chỉ là một phần nhỏ của một vấn đề đồ sộ - con voi. Mọi sự lí giải thế nên có thể sẽ không bao giờ hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Cuối cùng, đến đây tôi lại nhớ đến chuyện nàng công chúa và hạt đậu của Andersen, dù nàng có nằm trên nhiều tấm nệm nhưng nàng vẫn cảm thấy được hạt đậu sau bao lớp nệm dày. Thế tại sao chúng ta lại không ? Có những việc nhức nhối to lớn mà tại sao nhiều người lại tỏ ra thờ ơ đến thế. Xem những clip trên mạng, tôi thấy rất bất bình với lũ trẻ đúng xung quanh mà dòm ngó, mà chỉ trỏ, mà bàn tán cười đùa. Nền tảng đạo đức, tình bạn bè đang nằm ở đâu trong cái xã hội ngày một phát triển này ?
Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010
Last Life In The Universe - ảo và thực.
Last Life in the Universe là một bộ phim nghệ thuật Thái Lan, đạo diễn bởi Pen-Ek Ratanaruang, dành được nhiều giải thưởng danh giá trên toàn thế giới. Nhưng tôi không muốn nói về điều đó, nó chỉ là những thứ danh hoa bám dính bên ngoài lớp đĩa. Tôi cũng không muốn nói về nội dung chi tiết, tóm tắt này nọ, cái đó thì google đầy rẫy, tôi chỉ muốn nói đến cái hấp dẫn nhất của bộ phim này, thực và ảo, khúc mắc về cái kết, những hình ảnh biểu trưng này nọ cũng như những biện pháp và kĩ thuật để hướng đến mục đính chính của đạo diễn.
Cái kết của Last Life in The Universe đã gây ra nhiều suy nghĩ. Noi và Kenji, tưởng chừng như đã tuyệt vọng và cô độc, nhưng họ lại đến với nhau, dựa vào nhau. Đoạn kết, Kenji chở Noi đến phi trường và đột nhiên muốn đi với cô (cái đột nhiên này là một bước ngoặc cần thiết và nên có), anh quay về căn phòng xưa kia của anh và lấy passport về Nhật. Nhưng, tụi Yakuza và cả thằng bạn trai cũ của Noi tức tối tìm kiếm anh, một cuộc nổ súng, Kenji nhảy ra khỏi cửa sổ phòng vệ sinh. Ánh sáng trắng nhòa cả màn hình. Và đó, Kenji ngồi tại đồn cảnh sát, lưng trần với hình xăm vằn vện, hút điếu thuốc với vẻ mặt mãn nguyện. Và đó, Noi ngồi một mình ờ sân bay. Cảnh kế tiếp, ta thấy Noi làm bồi bàn ở Osaka, Nhật bản. Cô về nhà của mình và gặp lại được Kenji, và rồi màn hình nhạt nhòa và ta lại thấy cảnh Kenji ngồi lưng trần ở đồn cảnh sát, có chăng đó chỉ là vọng tưởng của anh. Và, xem giữa đoạn Credit lại là cảnh hồ cá nhà Noi ở Thái Lan, với một bóng người nhìn vào. Những con cá tung tăng vẫy gọi.
Và liệu, cuối cùng hai người có gặp lại nhau. Liệu, Noi có đi Nhật Bản. Liệu có khả năng nào đó Noi đã quyết định ờ lại Thái Lan. Liệu Kenji có còn đó.
Cái ranh giới giữa thực và ảo nhập nhòa, đáng sợ. Rõ ràng là cuối cùng Kenji đã tìm được hi vọng để sống, đó là điều đáng mừng. Nhưng liệu mọi thứ có phải chăng chỉ là một giấc mơ ảo tưởng trong đầu của Kenji. Có phải chăng ngay từ đầu phim, Kenji đã tự sát và treo thòng lòng ngay giữa phòng đó sao. Mảnh giấy mang dòng chữ "This is Bliss" có phải chăng là một thứ tượng trưng cho cái hạnh phúc giả tạo trong đầu anh ta lóa ra trứơc khi chết. Và một lần trước khi chết nữa, lần anh định trầm mình dưới chân cầu. Và một lần trước khi chết nữa, là khi gã Yakuza và anh bắn nhau trong bóng tối bao trùm. Và một lần trước khi chết nữa, đó là lúc anh nhảy xuống từ cửa sổ phòng vệ sinh.Sự chắp nối giữa các cảnh đó không rõ ràng. Có phải chúng đều là những thứ mà khoa học gọi là "Near death experience" và gây ra những hiệu ứng đáng sở ngập ngụa trong cái ảo tưởng đó.
Em gái của Noi là Nid cũng chết trước ngưỡng cửa tử của Kenji khi mà anh định nhảy xuống cầu. Và sự hoán đổi đột ngột của Nid và Noi (trong một khoảnh khắc nhỏ bé - lúc nằm dựa vào Kenji hay lúc gạt điếu thuốc vào dĩa cơm) này nọ nhập nhằng ở gần cuối phim có lẽ cũng khẳng định cho ta điều đó. Đúng thế, cái ranh giới giữa thực và ảo bay nhảy khắp nơi trong toàn bộ bộ phim, từ đầu cho đến chót. Có lẽ nó không kín đáo như "I Dont want to sleep Alone" của Thái Minh Lượng, nhưng mức độ đáng sợ của nó thì vượt bậc hơn hẳng.
Bởi vậy, tùy vào suy nghĩ của bạn mà quyết định rằng phim có một kết cục đẹp hay đen thùi gì cũng được.
Góp phần cho sự nhập nhòa đó là âm nhạc trong phim. Lúc thì lặng lẽ, lúc thì nhỏ nhặt và dửng dưng, như những cô gái TQ với đôi chân nhỏ gọn nhón chân đi trong đêm. Nó âm u, nó gợi buồn, và nó rất ư là depressed. Nó được sử dụng để tạo cảm giác, tạo nên bầu không khí ngập ngụa khói thuốc và ảo giác cho phim. Đó là thứ âm nhạc hoàn hảo cho một bộ phim trầm cảm và cô đơn thế này. Chính bản thân đạo diễn cũng đã phát biểu " “In Last Life In The Universe we wanted the audience not to notice when the music comes in or when it goes out. It's there to create atmosphere. I'm drawn to any style of music as long as it's sad. I'm very fond of depressing music. I think it's beautiful.” . Nếu bạn tìm và nghe lấy soundtrack của phim, bạn sẽ thấy, những âm thanh cô độc, những phút giây im lặng kéo dài và tiếp nối - im lặng thở dài, những notes nhạc nhẹ bẫng. Đúng thế, khi xem phim bạn sẽ không nhận ra rằng âm nhạc kéo đến, vì nó đã được hòa lẫn vào bài ca của câu chuyện, của hình ảnh hồi nào không hay.
Và một điều nữa góp phần cho nó là tính tối giản diệu kì của kịch bản. Những khúc tĩnh lược diệu kì, với sự biến hóa của âm nhạc và hình ảnh tạo nên những câu hỏi cho bạn, không phải trong lúc xem, mà là sau khi hết phim và ngẫm về nó. Nó không đánh đố mãnh liệt theo kiểu Shutter Island, nó chơi với bạn rồi đến cuối cùng đó đập cho bạn một trận ra trò.
Và liệu tôi có nói về sự khéo léo của nhà quay phim Đổ Khã Phong chưa nhỉ. Quen thuộc qua sự kết hợp hoàn hảo với Vương Gia Vệ, ông đã dùng tài năng của ông để bộc lộ được mọi ý đồ của đạo diễn. Cái tone màu dịu, không quá lạnh, cũng không có vẻ gì là quá nóng bức. Cái tone màu lững lờ trôi nhè nhẹ như những giấc mơ, những cái ảo tưởng trong phim. Với góc quay nhẹ, thường đầu tiên là máy tĩnh ở một chỗ quan sát diễn viên hành động, sau đó thì lia nhẹ nhàng theo diễn biến của phim, theo hành động của nhân vật. Nó rất ư là tinh tế, mang cho ta một cảm giác chơi vơi đúng nghĩa. Hay bạn cũng có thể nói, nó tạo cho ta một cảm giác về một câu chuyện buồn nhưng trong sáng cũng được.
Và cả diễn xuất nữa cơ chứ. Anh chàng Tadanobu Asano trong vai Kenji, quen thuộc qua những vai kinh khủng trong Zatoichi, hay Ichi the Killer nay lại đóng một vai khoái tự tử, trầm cảm với đời, những nét mặt âm u mang tâm trạng vô cảm với đời, những lúc sực tỉnh nhưng vẫn trầm tính với cô nàng Noi cá tính, những lúc ảo và thật nhập nhòa vô định cũng có được là do một phần diễn xuất của anh. Cô nàng Sinitta Boonyasak thì quá đẹp đến nỗi tôi chả cần phải nói về diễn xuất. Chỉ có một điều đáng phàn nàn là những câu thoại tiếng Anh nghe đôi lúc khó chịu, và hơi sượng tí xíu.
Về mặt biểu tượng này nọ. Ta tự hỏi, liệu con cá có là hình ảnh biểu trưng của hai số phận lạc lõng, dựa vào nhau. Con tắc kè (thạnh sùng gì đó) cũng mang ý nghĩa đó chăng ? Ngay từ cảnh đầu tiên của phim là hình ảnh một con tắc kè ở giữa bức tường, chỉ một con, cô đơn và lạc lõng giữa toàn sách ư là sách. Tôi nghĩ, con tắc kè là để ám chỉ về Kenji. Cũng như cuốn sách mà anh lấy ở thư viện về, The Last Lizard nói về một con tắc kè (thằng lằng thạch sùng gì cũng dc) nói như sau :
"The lizard wakes up and finds he's the last lizard alive.
His family and friends are all gone.
Those he didn't like,
those who picked on him in school, are also gone.
The lizard is all alone.
He misses his family and friends.
Even his enemies.
It's better being with your enemies than being alone.
That's what he thought.
Staring at the sunset, he thinks.
What is the point in living...
If I don't have anyone to talk to?"
But even that thought doesn't mean anything...
when you're the last lizard."
Quả thật, cô đơn là một thứ đáng sợ. Thà rằng ta chung sống với những kẻ thù của ta - còn hơn là cô độc một mình. Con tắc kè cũng như Kenji, cô đơn và tìm lấy cái chết cho đến khi gặp Noi. Hai con cá cùng bơi trong một cái bể nước, làm nhớ đến hình ảnh
"We're just two lost souls
Swimming in a fish bowl,
Year after year, "
của Pink Floyd.
Tuy nhiên, về tổng thể, mọi thứ vẫn trông cô đơn và nhạt nhòa đến sợ, khi Credits kết thúc, khi mọi thứ khép lại, nó mang cho bạn mộ tâm trạng lững lờ, đầu óc mờ sương và một nỗi buồn cùng cảm giác khó nhọc đè nặng lên vai bạn. Sự thanh thản được lộ ra khi bạn nhắm mắt lại và nghĩ về mối quan hệ của hai nhân vật, nghĩ về một cái kết tốt đẹp và dễ chịu trong đầu bạn, đó cũng là chủ đích của đạo diễn khi dàn dựng một bộ phim đầy tính ảo và lững lờ vô định như thế.
Nhưng, "This is Bliss", Katatonia cũng có một ca khúc "Right Into The Bliss", nồng nặc mùi ảo tưởng. Cái sự day dứt và dằng vặt vẫn còn đó. Last Life In The Universe là một bộ phim đáng để xem, để tìm kiếm, để dìm mình vào đó, để lấp đầy sự cô đơn của chính mình, để rồi ngăn mình vớ lấy sợi dây thừng treo cổ, để mình tìm cho mình một chú cả để bơi trong một chậu nước. Hoặc để chấm dứt tất cả.
Đó là cái nguy hiểm nhất của phim - dễ gây kích động và lầm lạc, và cũng là lí do tại sao nó được gán mác 18+.
Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010
Nôn
NÔN
Thị cầm chai rượu lên và tu. Bao giờ cũng vậy, hễ thị buồn là thị lại uống rượu, những tay nhậu sừng sỏ nhất cũng ngã vật ra khi so đo thách đấu tửu lượng với thị. Thị ngồi banh càng, cặp mắt liếc qua lại, miệng chảy bọt, đầu tóc bù xù như một con điên thứ thiệt. Nhưng thị không điên, bản thân thị ý thức được điều đó – mặc cho lũ đàn ông đàn bà trẻ nhỏ dèm pha đủ điều. Nào là thị giết cha mẹ mình, nào là thị đã từng vào trại điên, nào là thị mắc bệnh phong ung thư tử cung cùi ghẻ lở này nọ, và còn nhiều chuyện kinh khiếp hơn thế nữa. Thị chả quan tâm. Cái đống hỗn độn gọi là đời này thị đã kinh qua nhiều. Lũ chó người ngồi vật vờ bên những cô em xinh xinh ngực nở ấy, thị đã có thời nuốt trọng, và sáng hôm sau chúng nó lại hiện nguyên hình là lũ tri thức mặt nghiêm nghị quần áo bảnh tỏn tướng tá cao sang làm chủ thiên hạ. Chúng ném cho thị một nhúm tiền và hăm hở quay lại công việc và vợ con bơ vơ của chúng. Thị nhổ vào mặt đám người phe phẩy đuôi chó nhưng cố giấu nó đi sau lớp veston ấy.
Cái quán chứa đĩ nhếch nhác này làm thị buồn nôn. Ném một cái nhìn về phía mấy cô em út hở hang, thị đi ra khỏi quán.
Rượu vô người, thị lườm bất cứ ai thị gặp trên đường, từ một anh quét rát đến những đứa choi choi sống về đêm. Thị nôn nhiều lần. Thị đi loạng choạng và chơi vơi giữa con hẻm tối tăm và thối hoắc, lâu lâu đứng lại tại một cây cột điện nào đó, chớp mắt say sưa ôm lấy nó ít phút rồi bừng tỉnh đi tiếp. Thị mò mẫm giữa những bờ tường đầy rẫy những hình vẽ bậy của đám con nít ranh xen lẫn những dòng “Khoan cắt bê tông” rõ mồn một. Thị nôn.
Mùi gì đó xộc vào mũi chị. Đó là mùi của đường phố Sài Gòn lúc nửa đêm. Mùi của kim tiêm, mùi của ma túy, mùi của những đứa trẻ vô gia cư vật vạ ngoài lề đường. Thị nôn.
Thị nằm bên ghế đá và ngủ. Thị mơ thấy những ước mơ thời tuổi trẻ. Những ngày học sinh tưoi rói, những bầu trời xanh ngắt một màu hi vọng. Rồi thị quen anh ấy, một người đẹp trai, cao ráo với những lời hứa hẹn về một tình yêu vĩnh cữu. Thị có mang, gã bỏ trốn. Thị mới 16 tuổi khi đó. Cuộc đời sóng gió từ khi thị bị đuổi ra khỏi nhà trước ánh mắt vô cảm của gia đình. Thị phá thai. Thị chìm trong đau đớn, nước mắt và máu. Thị chính thức ra đời, cái cuộc đời nhếch nhác nơi thị đã vùi mình trong nhục vọng giả tạo và những phút giây ô hợp để đổi lấy những đồng tiền dơ bẩn. Thị bị đánh rồi thị lại đánh người khác. Cuộc sống là phải chà đạp lên nhau.
Đấy là thị đã bay đi mất 20 năm rồi. Cái kiếp người sao mà nhỏ nhoi và bạc mệnh. Những tình yêu đến rồi ra đi phũ phàng chỉ với một câu nói nhỏ nhẹ của thị “Em là đĩ.” Thị đã từng mong muốn có một gia đình hạnh phúc với những đứa con đẹp đẽ trắng trẻo nõn nà. Thị khóc nhiều. Thị cũng say nhiều. Thị chửi nhiều.
Bây giờ thị đã cô đơn trong cõi đời này. Thị đã già so với tuổi nghề, rồi thị sẽ về hưu. Thị hằng nghĩ mình an hưởng tuổi già thế nào ? Thị uống rượu để quên đi, nhưng nỗi sầu càng thêm tợn. Rồi thị chửi rủa, xĩ vả những đứa đĩ trẻ hơn mình, chửi cả khách. Thị cũng đôi lúc bị tởn do hành động điên dại đó. Nhưng thị mặc.
“Cô đang lạnh đấy.” – lời nói trìu mến nào đó đã làm chị thoát khỏi cơn mê. Một ông chủ quán mì gõ bên đường dìu thị đến ngồi ở một cái ghế nhựa chèo queo. Nước lèo sôi nghi ngút, thị ấm người. Hay sự quan tâm của lão chủ quán làm thị ấm lòng. Thị cũng chả biết. Cảm xúc về cái gọi là tình người đã lâu lắm không còn trong lòng thị. Thị nôn xuống một nắp cống gần đó.
Lão chủ bưng ra một tô mì hi hút khói. Thịt thà đầy đủ. Thị nghĩ là có lẽ còn chất hơn những bát mì của các khách thường trực. Thị húp nước nóng, lưỡi thị bỏng ran nhưng thị mặc kệ. Thị húp rồi ăn như chưa bao giờ được ăn. Nước mắt thị rơi. Thị rơi vì cái nóng, cái nồng của bát mì hay thị rơi vì cái tình của nó. Thị nhìn lão chủ, một nụ cười tươi, lão vẫn vui vẻ cho dù chả còn ai ghé thăm cái quán mì gõ của lão nữa. Đã quá nửa đêm. Cái rét ẩn mình trong cơn gió bụi. Thị ăn xong bát mì và ngồi nhìn về xa xăm. Thật ra là thị nhìn về con đường lớn bên cạnh, nơi tiếng nẹt pô vang đều và tiếng chửi rủa của đám choai choai đầu xanh đầu đỏ ù cả tai thị.
“Đêm nào chúng cũng ở đó, khoe mẽ, trình diễn cho nhau những màn diễn điệu nghệ trên những chiếc xe xịn chúng nó rút két gia đình mà mua được. Những tiếng cười nghe ngây thơ quá chừng. Nhiều đứa đã chết. Trước mắt tôi. Tuần trước, 1 thằng đâm đầu vào nơi tôi bán, trúng một hòn đá và keng – thùng nước lèo của tôi đổ hết vào mặt nó. Những tiếng ọc ọc vui tai. Nó không chết, bị bỏng một tí tẹo và hơi bị chấn thương não, gãy tay. Tôi cũng nghe thấy tiếng rắc một cái, khúc từ cùi trỏ đến cái bàn tay ấy, người ta gọi là gì nhỉ ? – bị quặp ngược ra đằng sau. Tôi chỉ cười. Cuộc đời tôi đã chứng kiến nhiều cái đáng kinh sợ hơn nhiều. Những cuộc thanh toán đẫm máu. Thế giới chúng ta đang sống thật lạ. Chúng ta đang đạp lên đầu nhau và sống, có phải thế chăng ?” – Lão nói một hồi rồi trầm ngâm suy tư. Thị buồn nôn. Thị ngồi nghía những ánh đèn đường trong bóng tối tĩnh mịch. Rồi như trong vô thức, thị nhớ lại những khắc giây hạnh phút của đời thị - lần đầu tiên thị hôn chàng trai của đời mình, lần đầu tiên thị làm chuyện ấy với anh, lần đầu tiên thị mặc một tà áo dài trắng tinh chưa nhuốm bẩn.
Ấy mà cái thời ấy đã qua. Thị nghe tiếng chó sủa đều gay gắt, thị nghe tiếng ruồi bay nhặn xị. Thị nhìn lão chủ quán, lão cười. Thị quay mặt đi và chạy.
“Này cô.” Thị không chạy vì tiền, mà thị chạy vì một nỗi đau tận cùng. Tiếng chó sủa như đeo bám lấy thị. Thị vừa chạy vừa cười ngặt nghẽo. Rồi thị thở dốc ra những máu là máu. Thị nôn ra hết những miếng thịt, những cọng mì ăn ban nãy. Thị móc họng nôn ra hết. Rồi thị lại cười.
Thị đứng giữa con đường vắng và cô quạnh. Bóng tối ở phía trước. Thị có đang rơi vào nó ? Tiếng gọi của lão chủ quán vang lên sau lưng thị. Thị không quan tâm. Thị nghe thấy tiếng ọc ọc và răng rắc của thằng choai choai nào đó lỡ dại đâm vào quán mì gõ ấy. Thị nghe thấy chính mình đang thở dài. Thị nghe thấy gió bụi quành quạnh lấy bầu không khí dày đặt xung quanh.
Tiếng gọi càng gần. Và ngưỡng cửa đến bóng tối càng gần.
Thị nôn.
15/3/2010
Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010
Milk
Phim chính trị, tiểu sử, và kết hợp luôn cả một đề tài khó nuốt là “Gay” – tức đồng tính. Bạn có nghĩ là phim sẽ dễ dàng tiếp nhận ? Nhiều cái lắc đầu. Có lẽ chúng luôn là những đề tài khô khan và nhàm chán đối với hầu hết chúng ta. Nhưng mọi chuyện không như thế với “Milk” – tác phẩm mới nhất của Gus Van Sant (đã khá quen thuộc qua các phim như Elephant, Paranoid Park).
“Milk” không quá chậm rãi, không quá khô khan mà luôn đầy sức sống. Câu chuyện có thật về Harvey Milk, người đồng tính đầu tiên được công khai bầu vào chính quyền ở thành phố San Francisco, đầy rẫy những hình ảnh về một cộng đồng Gay rộng lớn và bị tổn thương. Những kẻ đối nghịch, những đối thủ đầy rẫy không ngăn cản bước tiến của ông. Ông bị bắn, nhưng những hành động của ông đã là một động lực và trở thành biểu tượng của một cái gì đó gọi là Gay Rights trên toàn thế giới.
Gay Rights, bạn có cảm nhận được điều đó. Hằng hà sa số chúng ta đang kì thị họ, gọi họ bằng những cái tên tục tĩu và bệnh hoạn. Tưởng tượng rằng họ là một thứ gì đó ẻo lả và kinh tởm. Bạn có nhìn ra điều đó ở Milk không ? Milk cho ta thấy, người đồng tính vẫn là con người, tại sao lại phải chịu đựng sự kì thị từ khắp một nơi mà ta gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ rộng lớn và vững mạnh. Milk cho ta thấy, một người đồng tính có thể làm được những gì. Milk cho ta thấy sức mạnh thật sự của họ. Chẳng phải chính Harvey Milk đã phải thốt lên : “A homosexual with power... that's scary.” . Rốt cuộc, Milk ko phải là một bộ phim làm về Đảng Dân Chủ hay Cộng hòa này nọ, Milk không đơn thuần bộc lên sự phức tạp của việc tranh đấu về nó, cũng không nói về cái tôi, cái quyền lực. Đơn giản, Milk là một bộ phim nói về con người. Những con người bị xã hội đẩy ra rìa. Không chỉ là những người đồng tính, mà còn là về những người da đen, những người Châu Á, những người tàn tật, về hi vọng cho họ trên khắp thế giới này, như ông đã nói : “I ask this... If there should be an assassination, I would hope that five, ten, one hundred, a thousand would rise. I would like to see every gay lawyer, every gay architect come out - - If a bullet should enter my brain, let that bullet destroy every closet door... And that's all. I ask for the movement to continue. Because it's not about personal gain, not about ego, not about power... it's about the "us's" out there. Not only gays, but the Blacks, the Asians, the disabled, the seniors, the us's. Without hope, the us's give up - I know you cannot live on hope alone, but without it, life is not worth living. So you, and you, and you... You gotta give em' hope... you gotta give em' hope.”
Những câu nói, những cuộc diễu hành biểu tình, những lúc Harvey Milk thét vang lên, những cuộc thuyết trình, những trận tranh luận, những mối quan hệ đồng tính, tất cả đều rất sinh động. Ta luôn biết được cái chết sẽ đến với Harvey, nhưng điều đó không làm cho bộ phim trở nên u ám và buồn thảm, nó chỉ mang lại ánh sáng, ánh sáng của hi vọng.
Kịch bản tinh tế, chẳng phải ta đã cảm nhận được sử đổ vỡ giữa Scott và Harvey chỉ qua những khuôn hình tĩnh lặng, những ánh mắt, những cái nhìn xa xăm. Chẳng phải ta đã cảm nhận được sự yếu đuối của Harvey chỉ trong một cú máy nào đó. Ánh sáng cũng tinh tế không kém, ánh sáng trong những khúc làm tình giữa những chàng trai đồng tính có phải mập mờ và quá là nửa vời, có phải chủ đích của nó là thể hiện sự mấp me trong tình cảm, hay để nói lên sự bấp bên về mặt giới tính, cảm xúc. Cuối cùng, sự thành công của phim là nhờ Sean Penn. Tôi không muốn nói nhiều về mặt này, cứ xem những thứơc phim cuối cùng, bạn phải bật ngửa ra rằng : “Giống quá”. Harvey Milk đã dc Sean thể hiện thành công, điều đó khỏi phải bàn vì chẳng phải nó đã mang lại cho anh Tượng Vàng Oscar cho Nam Diễn Viên xuất sắc nhất đó sao.
Dù bạn không biết gì về chính trị, hay đồng tính (giống như tôi), nhưng có lẽ bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự ấm lòng mà bộ phim mang lại.Tuy nhiên theo tôiĩ, cái hồn của Gus Van Sant có lẽ đã loãng đi mất trong phim này, một bộ phim thành công về nhiều mặt – chính trị, thương mại và nghệ thuật.
Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010
Where did you sleep last night, Kurt Cobain ?
Nirvana với Kurt Cobain có phải là một trong những thứ âm nhạc day dứt nhất trên dòng chảy mainstream Rock đương đại những năm 80s - 90s. Từ những Smell Like Teen Spirit cho đến những Heart-shaped box, Come As You Are - tất cả thảy có phải là những lời ca sâu đắm của một con người trầm cảm và nhiều cảm xúc - Kurt Cobain.
Giọt nước làm tràn li, 8/4/1994, người ta tìm thấy anh tự sát với một phát súng vào đầu. Cái tuổi 27 ấy cũng là một con số định mệnh đối với nhiều gương mặt đại tài khác trong âm nhạc.
Nhiều người đã khóc, có lẽ thế, khóc cho một trong những gương mặt sáng tạo nhất trong thời kì của anh, thứ âm nhạc anh tạo ra có lẽ sẽ mãi mãi là tuyên ngôn của giới trẻ thời đó, giới trẻ sau thời hậu chiến, một thế hệ mà với người Mỹ người ta gọi là "Thế hệ X", một thế hệ ngập ngụa trong ma túy, súng đạn, và nhạc Rock.
Trong những album của Nirvana, có lẽ tôi thích nhất cái "MTV unplugged in NY", album tập hợp không nhiều bài đỉnh cao, chỉ là những ca khúc bình thường ít dc thiên hạ chú ý (đặc biệt là đối với đám nghe nhạc theo trào lưu). Nói là unplugged nên ta thấy Acoustic chiếm điểm mạnh (mặc dù Live ko hoàn toàn unplug theo đúng nghĩa của nó). Nirvana cũng chơi cover lại một số nhạc phẩm của thiên hạ, trong đó có "Where Did you sleep last night", một khúc folk cổ của Mỹ.
Unplugged, khán giả và band nhạc gần nhau hơn bao giờ hết, với những cây nến bập bùng, với những tiếng thở đều, không khí im lặng như một đám tang, và mỉa mai thay, đó có lẽ là một live show dạng Requiem của Mozart vậy, một khúc cầu hồn cho Kurt Cobain. Kurt khi đó, với một gương mặt không bao giờ nở một nụ cười, đã dùng những cây đàn guitar của mình, cùng Nirvana, dạo lại những thuở ấu thơ không bao giờ tàn trong tim anh.
Where Did You Sleep Last Night kết thúc show âm thầm và trọn vẹn. Gảy dạo những khúc accord nhấn nhá và day dứt, Kurt cất lên tiếng hát trong chất giọng nhừa nhựa nhưng đầy tâm tư (ko như chất giọng nháp nhúa có tính dơ dáy của Alice In Chains, một đồng nghiệp Grunge với Nirvana) :
"My girl, my girl, don't lie to me
Tell me where did you sleep last night
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through
My girl, my girl, where will you go
I'm going where the cold wind blows
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through"
Tiếng guitar lộn xộn và chen lẫn với tiếng bass mỏng manh và giòn tan.
"Her husband, was a hard working man
Just about a mile from here
His head was found in a dried up well
But his body never was found"
Lời nhạc đơn giản. Nhạc vẫn đều đặn những khúc gảy accord, bass nhẹ bẫng, đôi lúc nền nhạc llộn xộn và rối bời. Cho đến những phút giây cuối cùng, khi Kurt Cobain thét lên những tiếng thét đầy bi thương như một nỗi niềm chất chứa đã đến lúc phải giải thoát. Sự run rẩy, sự dằng vặt đã dc đẩy lên đến tận cùng.
Giải thoát. Đúng thế, Kurt Cobain đã chọn con đường ngắn nhất để giải thoát khỏi mớ hỗn độn của cuộc đời mình (ma túy, bệnh tật, sự dày vò với gia đình, ám ảnh về cái chết), anh tự sát. Với một phát súng vào đầu.
Tôi không đánh giá con người anh qua hành động đó. Chẳng phải một con người đầy rẫy dũng khí như Hemingway cũng đã cho một phát súng săn vào đầu để tự tử ấy sao. Người ta có thể gọi anh, Kurt, là một thằng ngu, một thằng yếu đuối, một thằng tự kỉ, nhưng có ai quan tâm. Và lẽ hiển nhiên, thứ âm nhạc mà anh tạo ra sẽ mãi mãi là minh chứng cho một thế hệ, một thế hệ nhớp nhúa và ngập ngụa trong sự giả tạo của cuộc đời.
RIP, Kurt Cobain.
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2010.
Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010
Tôi yêu em
Em có là cô gái trăm phần trăm hoàn hảo
Như Haruki Murakami đã nói
Tôi không biết
Chỉ biết rằng tôi yêu em,
Từ cái nhìn đầu tiên.
Khi giọt nắng chiếu qua mắt em,
Lấp lánh
Tôi mê đắm mãi
Tìm cách để chạm vào nó
Thời gian thật buồn
Cho ta đắm chìm
Để rồi vụt mất
Khi tôi nói rằng tôi yêu em,
Ngay từ cái nhìn đầu tiên
Ấy là tôi nói thật
Lòng tôi có bao giờ dối trá
Và em không tin thì cũng mặc,
Tôi chỉ cần biết rằng
Tôi yêu em
Là đủ.
Tôi yêu em,
Hơn cả chính mình.
Tôi yêu em
Yêu em hơn cả trái tim mình.
Tình cảm hay lí trí
Mọi sự chiếm hữu
Như bọn chúng nói
Vớ vẩn
Chúng có biết được
Yêu là thế nào ?
Dù gió có thổi
Ai cũng nói rằng cuộc đời như chớp mắt
Dù gió có thổi
Tôi vẫn đi theo đời em như bao con đường ngõ vắng.
Dù gió có thổi
Tôi vẫn nương theo với cuộc tình vô vọng.
U mê
Và ngu ngốc.
Tôi nhớ đến một khúc ca vui vẻ
Và cố gượng một tiếng cười :
"Nếu anh là một chàng ca sĩ rong ruổi bên đường
Anh sẽ hát tặng em sáu bản tình ca
Để cả thế gian biết được rằng
Anh yêu em
Nếu anh là một thương gia giàu nức nở
Anh dâng em sáu hạt kim cương
Cùng sáu bông hồng đỏ tươi màu máu
Để em mang mãi tình anh
Yêu em.
Tuy nhiên anh chỉ là một chàng trai nghèo khó
Nên hãy nhận sáu dải ruy băng này,
Cài lên mái tóc
Vàng và nâu, xanh như ngọc
Đỏ máu anh, xanh thẳm như mắt em.
Ôi em ơi, em ơi
Anh chỉ có thể tặng em sáu dải ruy băng này,
Để buộc vào mái tóc em"
Tôi kết thúc bài ca hi vọng
Và cười cho lời tỏ tình xinh đẹp.
Và khóc cho trái tim sắp vỡ
Của tôi.
Tôi thầm thì với mình một câu hỏi :
"Tại sao em đi qua đời tôi ?"
Để rồi giờ đây tôi nhứt lòng day dứt
Để giờ đây tôi muốn trầm mình trong nước mắt
Vì không chiếm được đời em.
Vì không chiếm được đời em.
Tôi yêu em,
Yêu em.
Em yêu,
Tôi muốn chết vì em
Và giờ đây tôi móc mắt mình,
Để những dòng nước mắt khỏi chảy
Để tôi khỏi phải ngắm nhìn em
Trong vô vọng.
Em đi khỏi đời tôi.
Tôi chìm trong bóng tối,
Và hát khẽ khàng bài những bài ca hi vọng,
Đời có còn tươi sáng ?
Và địt mẹ
Đời có còn tươi sáng ?
Tôi yêu em
Ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Và dù gió có thổi
Tôi vẫn yêu em...
Như Haruki Murakami đã nói
Tôi không biết
Chỉ biết rằng tôi yêu em,
Từ cái nhìn đầu tiên.
Khi giọt nắng chiếu qua mắt em,
Lấp lánh
Tôi mê đắm mãi
Tìm cách để chạm vào nó
Thời gian thật buồn
Cho ta đắm chìm
Để rồi vụt mất
Khi tôi nói rằng tôi yêu em,
Ngay từ cái nhìn đầu tiên
Ấy là tôi nói thật
Lòng tôi có bao giờ dối trá
Và em không tin thì cũng mặc,
Tôi chỉ cần biết rằng
Tôi yêu em
Là đủ.
Tôi yêu em,
Hơn cả chính mình.
Tôi yêu em
Yêu em hơn cả trái tim mình.
Tình cảm hay lí trí
Mọi sự chiếm hữu
Như bọn chúng nói
Vớ vẩn
Chúng có biết được
Yêu là thế nào ?
Dù gió có thổi
Ai cũng nói rằng cuộc đời như chớp mắt
Dù gió có thổi
Tôi vẫn đi theo đời em như bao con đường ngõ vắng.
Dù gió có thổi
Tôi vẫn nương theo với cuộc tình vô vọng.
U mê
Và ngu ngốc.
Tôi nhớ đến một khúc ca vui vẻ
Và cố gượng một tiếng cười :
"Nếu anh là một chàng ca sĩ rong ruổi bên đường
Anh sẽ hát tặng em sáu bản tình ca
Để cả thế gian biết được rằng
Anh yêu em
Nếu anh là một thương gia giàu nức nở
Anh dâng em sáu hạt kim cương
Cùng sáu bông hồng đỏ tươi màu máu
Để em mang mãi tình anh
Yêu em.
Tuy nhiên anh chỉ là một chàng trai nghèo khó
Nên hãy nhận sáu dải ruy băng này,
Cài lên mái tóc
Vàng và nâu, xanh như ngọc
Đỏ máu anh, xanh thẳm như mắt em.
Ôi em ơi, em ơi
Anh chỉ có thể tặng em sáu dải ruy băng này,
Để buộc vào mái tóc em"
Tôi kết thúc bài ca hi vọng
Và cười cho lời tỏ tình xinh đẹp.
Và khóc cho trái tim sắp vỡ
Của tôi.
Tôi thầm thì với mình một câu hỏi :
"Tại sao em đi qua đời tôi ?"
Để rồi giờ đây tôi nhứt lòng day dứt
Để giờ đây tôi muốn trầm mình trong nước mắt
Vì không chiếm được đời em.
Vì không chiếm được đời em.
Tôi yêu em,
Yêu em.
Em yêu,
Tôi muốn chết vì em
Và giờ đây tôi móc mắt mình,
Để những dòng nước mắt khỏi chảy
Để tôi khỏi phải ngắm nhìn em
Trong vô vọng.
Em đi khỏi đời tôi.
Tôi chìm trong bóng tối,
Và hát khẽ khàng bài những bài ca hi vọng,
Đời có còn tươi sáng ?
Và địt mẹ
Đời có còn tươi sáng ?
Tôi yêu em
Ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Và dù gió có thổi
Tôi vẫn yêu em...
Giải thoát
Hôm nay,
Tôi tự reset đời mình
Chỉ đơn giản là
Bấm nút
Và mọi thứ quay về vạch xuất phát.
1974,
Dòng kí ức lùa về trong tâm trí
Câu ca của chàng ca sĩ
Bấn loạn trong lòng tôi.
Dù bài hát ngọt lịm hơn cả đường.
Hôm nay tôi bấm núi Reset cuộc đời mình.
Lắng nghe mọi sự quay lùi về điểm đến.
Nhìn con gió thổi ngược qua khung trời
Thì thầm với bức tường vô tận.
Thổi hồn qua những tấm lịch
Loạn xà ngầu
Lung tung
Và vô định.
Tôi đang chạy ngược
Vì tôi không thể tiến đến phía trước
Con đường sao xa quá bận
Và bạc ngàn trăng sao
Mưa gió
Tôi yếu đuối,
Tôi yếu đuối.
Nên
Tôi nghĩ
Đã đến lúc
Dừng
Mãi mãi.
.
Nút Reset
Chỉ đơn giản là
Tua lại một vòng quay số phận.
Xóa bỏ những đau buồn
Thời khắc chìm đắm ra đi
Để lại một tờ giấy trắng,
Không thấm mực.
Tôi chợt nghĩ
Trong một khúc cô quạnh âm u :
"Nút Shutdown có phải tốt hơn không ?"
Tại sao phải tua lại
Và chạy mệt mỏi từ đầu.
Trong khi tôi có thể giải thoát
giải thoát
mãi mãi
Khỏi con đường phía trước
Bận tâm chi về thế sự
Bận tâm chi về chút ít sao trời
Tôi chỉ cần
Bấm nút
Shutdown
Là vĩnh viễn im lặng.
1974,
Bài ca chấm dứt.
Tôi có còn ?
Tôi tự reset đời mình
Chỉ đơn giản là
Bấm nút
Và mọi thứ quay về vạch xuất phát.
1974,
Dòng kí ức lùa về trong tâm trí
Câu ca của chàng ca sĩ
Bấn loạn trong lòng tôi.
Dù bài hát ngọt lịm hơn cả đường.
Hôm nay tôi bấm núi Reset cuộc đời mình.
Lắng nghe mọi sự quay lùi về điểm đến.
Nhìn con gió thổi ngược qua khung trời
Thì thầm với bức tường vô tận.
Thổi hồn qua những tấm lịch
Loạn xà ngầu
Lung tung
Và vô định.
Tôi đang chạy ngược
Vì tôi không thể tiến đến phía trước
Con đường sao xa quá bận
Và bạc ngàn trăng sao
Mưa gió
Tôi yếu đuối,
Tôi yếu đuối.
Nên
Tôi nghĩ
Đã đến lúc
Dừng
Mãi mãi.
.
Nút Reset
Chỉ đơn giản là
Tua lại một vòng quay số phận.
Xóa bỏ những đau buồn
Thời khắc chìm đắm ra đi
Để lại một tờ giấy trắng,
Không thấm mực.
Tôi chợt nghĩ
Trong một khúc cô quạnh âm u :
"Nút Shutdown có phải tốt hơn không ?"
Tại sao phải tua lại
Và chạy mệt mỏi từ đầu.
Trong khi tôi có thể giải thoát
giải thoát
mãi mãi
Khỏi con đường phía trước
Bận tâm chi về thế sự
Bận tâm chi về chút ít sao trời
Tôi chỉ cần
Bấm nút
Shutdown
Là vĩnh viễn im lặng.
1974,
Bài ca chấm dứt.
Tôi có còn ?
Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010
Tình tàn đời
Của trả nợ trời
Người đi thay của
Ta đi thay ai ?
Ai đi vì ta
Ta không vì người
Của đi theo ta
Tình bay theo gió
Vùng vẫy đất trời
Ta trong mặt đất
Ta ngắm ngàn sao
Không ai ngắm ta
Ta đi thay tình
Tình bay theo gió
Gió cuốn ngàn sao
Vương vấn ngàn năm
Tắm táp một cõi thiên thu
Dìm trong cơn mê tư tưởng
Tưởng chừng ta mãi quay cuồng
Còn chăng bao nghìn lối thoát
Em bay đi đâu ?
Cho lòng ta u uẩn
Chiều xói mòn chà xát trái tim ta.
Chết là thả một chút buồn vào cỏi vô biên
Máu là một chút dòng sông thiết tha điên
Tanh là một chút mùi đưa tiễn biền (biệt).
Khóc là một chúc nhạc mùi mẫm rõ như tiên
Cho nhân loại cười đùa trên sự nhăng nhố cõi bạc bẽo thếch tha.
Ta im lặng chờ hoa nở...
Người đi thay của
Ta đi thay ai ?
Ai đi vì ta
Ta không vì người
Của đi theo ta
Tình bay theo gió
Vùng vẫy đất trời
Ta trong mặt đất
Ta ngắm ngàn sao
Không ai ngắm ta
Ta đi thay tình
Tình bay theo gió
Gió cuốn ngàn sao
Vương vấn ngàn năm
Tắm táp một cõi thiên thu
Dìm trong cơn mê tư tưởng
Tưởng chừng ta mãi quay cuồng
Còn chăng bao nghìn lối thoát
Em bay đi đâu ?
Cho lòng ta u uẩn
Chiều xói mòn chà xát trái tim ta.
Chết là thả một chút buồn vào cỏi vô biên
Máu là một chút dòng sông thiết tha điên
Tanh là một chút mùi đưa tiễn biền (biệt).
Khóc là một chúc nhạc mùi mẫm rõ như tiên
Cho nhân loại cười đùa trên sự nhăng nhố cõi bạc bẽo thếch tha.
Ta im lặng chờ hoa nở...
Voi
Con vỏi con voi
Mang cái vòi dài
Gánh vác nỗi buồn của nhân loại.
Nó nhìn mọi thứ đi qua thanh sắt gượng gạo
Chập mắt dòm mọi cái thanh cao
Lù lù đó một dòng sông nhỏ
Bỗng thì thậm một chút cơn mê
Của loài người
Hun là một chút tình vương vấn
Voi êm ái biến những mảnh tình xa
Thành những mảnh tình gần
Voi gánh vác nỗi lòng của con người
Người đang yêu
Người đang mê
Đang say
Đang đắm chìm trong tình ái
Tìm đến con vỏi con voi
Thầm thì một chút lòng
Thả ra một chút tình
Để
Voi gánh vác nỗi niềm nhân loại.
Nó nhìn Thượng đế xa bỏ cõi trần.
Voi khóc
Voi thì thầm với Người gác cửa
Tại sao họ dang dở bỏ đời
Chút lòng ta mất có gì đâu nhở
Địt mẹ đời sao chim cứ bay bay.
Voi gánh vác nỗi buồn của Người.
Mang cái vòi dài
Gánh vác nỗi buồn của nhân loại.
Nó nhìn mọi thứ đi qua thanh sắt gượng gạo
Chập mắt dòm mọi cái thanh cao
Lù lù đó một dòng sông nhỏ
Bỗng thì thậm một chút cơn mê
Của loài người
Hun là một chút tình vương vấn
Voi êm ái biến những mảnh tình xa
Thành những mảnh tình gần
Voi gánh vác nỗi lòng của con người
Người đang yêu
Người đang mê
Đang say
Đang đắm chìm trong tình ái
Tìm đến con vỏi con voi
Thầm thì một chút lòng
Thả ra một chút tình
Để
Voi gánh vác nỗi niềm nhân loại.
Nó nhìn Thượng đế xa bỏ cõi trần.
Voi khóc
Voi thì thầm với Người gác cửa
Tại sao họ dang dở bỏ đời
Chút lòng ta mất có gì đâu nhở
Địt mẹ đời sao chim cứ bay bay.
Voi gánh vác nỗi buồn của Người.
Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010
Chiều ngày 2/4/2010
Chiều đưa đám và nhạt nhẽo, nắng và hầm như lò thiêu. Ta bật Frech Teen Idol lên nghe. Có phải đó là một sai lầm. Mặt trời dần chìm sâu. Thứ âm nhạc sầu mơn mởn đó như muốn dìm ta xuống. Cõi lòng đã nặng trĩu. Vẫn là những thứơc âm thanh buồn bã và nặng nề, đè nặng tâm can ta.
Rút kinh nghiệm, không nghe tụi này hoặc bất cứ band Post Rock vào những buổi chiều như thế này nữa. CHết mất.
Rút kinh nghiệm, không nghe tụi này hoặc bất cứ band Post Rock vào những buổi chiều như thế này nữa. CHết mất.
Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010
Ta buồn mình
Ta buồn mình
Tìm một mối dây thun tháo gỡ hoài chẵng nỡ
Làn sương buông văng vẳng mãi đầu xa
Ta có đến nơi loài hoa phượng nở
Dù mãi hoa tàn ta có ta
Ta buồn mình
Với một ngọn tầm vông hoài chết vọng
Ta tìm ta trên những chuyến đò xa
Ta mãi biết nơi đông ngọn gió tà
Chiều thăm thẳm lòng ta tàn có hết
Ta buồn mình
Vì một chút ánh dương chợt tắt
Vì lòng chợt hằn vết đau thương
Với hoa lá mùa xuân này sẽ rạn
Ta còn ai với lộc lá ngày mai
Ta buồn mình
Giận trăm ngã trăm nơi
Ta chẳng có chút nơi eo sầu trú giật
Ta buồn tí với rượu đời da diết
Dù ta còn hằn ai với ta ?
Ta buồn mình
Nằm nơi đầu ngọn gió phủ vàng
Phủi những đốm bụi tàn vương vấn
Ta đã nói lòng ta hằn đau đớn
Rằng chim bay mãi không điểm dừng
Ta buồn mình
Vì sầu ta không hẳn lớn diệu cùng
Mà ta tưởng làm cho mình đã chết
Mãi tương tư dìm lòng đâu chẳng mệt
Vùi dập trong tình một kiếp cuối sầu đông.
Gió đã làm cỏ vàng héo úa
Tôi đã làm tình tôi héo úa
Ta níu kéo mình qua bao kiếp nợ nần
Dù ta biết rằng hai hàng lệ tỏ
Nàng có chết vì ta nào có dịp
Gặp lại nàng trong khoảnh khắc mưa bay.
Gió thổi trĩu lòng mưa đừng tắt
Chùm sao rơi long bong mãi kiếp đời
Thôi thì uống uống một dòng vang trắng
Để cho mình dìm trong đám mây rơi.
Ta buồn ta
Còn ai với bụi trần....
Tìm một mối dây thun tháo gỡ hoài chẵng nỡ
Làn sương buông văng vẳng mãi đầu xa
Ta có đến nơi loài hoa phượng nở
Dù mãi hoa tàn ta có ta
Ta buồn mình
Với một ngọn tầm vông hoài chết vọng
Ta tìm ta trên những chuyến đò xa
Ta mãi biết nơi đông ngọn gió tà
Chiều thăm thẳm lòng ta tàn có hết
Ta buồn mình
Vì một chút ánh dương chợt tắt
Vì lòng chợt hằn vết đau thương
Với hoa lá mùa xuân này sẽ rạn
Ta còn ai với lộc lá ngày mai
Ta buồn mình
Giận trăm ngã trăm nơi
Ta chẳng có chút nơi eo sầu trú giật
Ta buồn tí với rượu đời da diết
Dù ta còn hằn ai với ta ?
Ta buồn mình
Nằm nơi đầu ngọn gió phủ vàng
Phủi những đốm bụi tàn vương vấn
Ta đã nói lòng ta hằn đau đớn
Rằng chim bay mãi không điểm dừng
Ta buồn mình
Vì sầu ta không hẳn lớn diệu cùng
Mà ta tưởng làm cho mình đã chết
Mãi tương tư dìm lòng đâu chẳng mệt
Vùi dập trong tình một kiếp cuối sầu đông.
Gió đã làm cỏ vàng héo úa
Tôi đã làm tình tôi héo úa
Ta níu kéo mình qua bao kiếp nợ nần
Dù ta biết rằng hai hàng lệ tỏ
Nàng có chết vì ta nào có dịp
Gặp lại nàng trong khoảnh khắc mưa bay.
Gió thổi trĩu lòng mưa đừng tắt
Chùm sao rơi long bong mãi kiếp đời
Thôi thì uống uống một dòng vang trắng
Để cho mình dìm trong đám mây rơi.
Ta buồn ta
Còn ai với bụi trần....
Bay
Ngậm một điếu thuốc
Nhả từng gợn bụi trần tục
Ra không trung đen đúa
Bay trên đỉnh thiên đường
Bay trên chín tầng mây
Bay vào hư vô
Bay ra ma ra quỷ
Ngậm một nỗi câm hờn trong cũi sắt
Chả sắt cũng bê tông
Chả bê tông cũng lúa mạ
Nhả từng giọt nắng chảy dài
Hay đó là nước mắt
Chả biết
Chả cần biết
Chả cần hay
Chỉ biết
Ta đã ru nồng với đời phượng múa
Ta đã say với muôn triệu nếp vàng
Và bây giờ
Ta không còn nữa
Ta không còn
Còn không ?
Đắng mồm
Vị đắng thời gian
Cay
Nhả từng giọt nước miếng chảy dài
Nhả từng gợn bụi trần tục
Ra không trung đen đúa
Bay trên đỉnh thiên đường
Bay trên chín tầng mây
Bay vào hư vô
Bay ra ma ra quỷ
Ngậm một nỗi câm hờn trong cũi sắt
Chả sắt cũng bê tông
Chả bê tông cũng lúa mạ
Nhả từng giọt nắng chảy dài
Hay đó là nước mắt
Chả biết
Chả cần biết
Chả cần hay
Chỉ biết
Ta đã ru nồng với đời phượng múa
Ta đã say với muôn triệu nếp vàng
Và bây giờ
Ta không còn nữa
Ta không còn
Còn không ?
Đắng mồm
Vị đắng thời gian
Cay
Nhả từng giọt nước miếng chảy dài
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Thư số 2: ‘Sự nhẹ bẫng không chịu nổi của những đám mây lang thang’ Gửi H (công chúa), Nếu em hỏi anh anh là ai thì anh sẽ bảo ...
-
Hôm nay đi dạo quanh Sài Gòn tí ti,thấy cuộc sống chợt nhộn nhịp quá thể.Ánh đèn đường không hiểu vì sao trở nên rạng rỡ hơn mọi ngày.Khu vự...
-
Em có là cô gái trăm phần trăm hoàn hảo Như Haruki Murakami đã nói Tôi không biết Chỉ biết rằng tôi yêu em, Từ cái nhìn đầu tiên. Khi giọt n...