Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Oldboy

Park Chan Wook là một đạo diễn khá quen thuộc trong mắt cư dân Hàn Quốc và trong mắt của cả thế giới. Phim ông mạnh mẽ, cá tính và bạo lực tột độ. Nhân dịp Thirst ra mắt thành công tại LHP Cannes vừa rồi, tôi xin nhắc tí lại về Oldboy – một bộ phim đoạt lắm giải thưởng của ông, ra mắt năm 2003 thì phải.

Phải nói luôn, Oldboy nằm trong bộ ba phim Báo thù của Park thế nên nội dung cơ bản của nó là báo thù, giết, giết và giếts. Oldboy bắt đầu với cảnh nhân vật chính của chúng ta, Oh Dease làm loạn trong sở cảnh sát do say rượu, hiện thân ta thấy một nhân vật bất tài vô tướng nhưng vẫn yêu thương vợ con. Rồi sau đó, anh mất tích. Anh bị bắt và nhốt trong một căn phòng suốt 15 năm. 15 năm cắt đứt với thế giới bên ngoài, chỉ có TV là vật trung gian giữa Deasu và nó. Anh bị vu tội giết vợ. Anh tập luyện thân thể để mong mỏi ngày ra khỏi nơi này. Anh khâu lên tay số năm mà mình đã ở. Anh viếc nhật kí. Anh dùng một que đũa cậy tường thoát ra. Anh chờ. Anh chờ thời cơ đến. Và rồi, 15 năm trôi qua, mọi chuyện đã bay qua như giấc mộng. Anh dùng TV để thủ dâm. Anh nhìn những vụ chính trị bùm xùm đã xảy ra. Anh chờ. Và thời khắc đã đến. Anh đã lọt tay được ra ngoài, hứng lấy hứng để những giọt mưa rơi, chà xát vào mặt. Và tiếng nhạc vang lên, một luồn gas đưa anh vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, anh thấy mình đang ở trên một mái nhà, quan sát một người đàn ông muốn tự vẫn. Anh kể cho hắn nghe câu chuyện của anh, nhưng anh không nghe câu chuyện của hắn. Anh đi, hắn nhảy lầu tự vẫn. “Laugh and the world laugh with you, weep and you weep alone.” Anh cười.

Nói về cảnh đó ta mới thấy cái mở đầu của phim nó hay đến thế nào. Khi đó, Oh Deasu đang đứng trên mái nhà, kéo người tự tử, âm nhạc nổi lên và cảnh cắt cho ta đến thời điểm trước khi bị bắt cóc. Như vậy, bằng mọi biện pháp có thể, kịch bản của Oldboy rất hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối, với những đoạn twist dồn dập và khó tả. Với những lắc léo của câu chuyện, với những đoạn đánh lừa, mọi thứ được đổ dồn về đoạn cuối. Và như thế, Oldboy bắt người xem phải ngồi đến chót phim mới hiểu được mọi nguyên do. Và ta thấy shock vì nó sau cả đống thời gian xem phim nãy giờ.

Sau đó, Oh Deasu đi tìm trả thù cho 15 năm của mình. Một sự thèm khát. Anh ăn con bạch tuộc sống, vòi vẻ gì đó cuộn và bấu véo mặt anh, lổ mũi anh, rồi anh ngất xỉu được cô gái làm sushi tên Mido mang về. Hành trành trả thù tràn ngập máu và nước mắt bắt đầu. Ngoài xã hội chỉ là một nhà tù lớn hơn mà thôi. Mọi thứ về sau hết sức hấp dẫn nên không spoil được. Hehe.

Bạo lực, bạo lực đầy rẫy trong Oldboy. Hành hạ ư, có hết. La ó ư, đầy. Đâm chém ư, đủ. Úynh tay không ư, có luôn. Thế đấy, mọi hình thức của bạo lực đều dẫn về Oldboy. Ngay cả việc bạo lực trong tư tưởng và tâm hồn, lời nói đều được bộc tả kĩ lưởng. Tuy nhiên, bạo lực ở đây không có nghĩa là nó ghê rợn. Nếu bạn muốn tìm dáng dấp bạo lực kiểu gore như Wizard of Gore hay Saw hay Hostel thì chả có. Ngược lại, bạo lực trong Oldboy được bộc tả một cách rất phong cách và nghệ thuật. Hình ảnh đẹp hết chỗ chê. Máu, máu chảy khắp nơi với những hiệu ứng thị giác đẹp đẽ không ngờ. Mọi cảnh vật đều được dìm trong một tone màu tối nâu đỏ xanh vàng vọt. Góc quay đẹp và đã và lạnh lùng, ấn tượng nhất là một cú long take đoạn úynh nhau với hàng chục tên khiến bạn khó quên được nụ cười của Oh Deasu. Diễn xuất thì đặc biệt ấn tượng : từ một Oh Deasu điên dại vì trả thù đến một kẻ lạnh lùng và khôn khéo. Mọi thừ đều được phô ra, không chỉ qua ánh mắt mà còn đủ thứ khác. Ta cảm thấy được nhân vật. Không điên sao được với cái cảnh Oh Deasu cắt lưỡi mình vì không muốn cho Mido biết được sự thật. Máu chảy lã chã, Oh Deasu làm chó liếm chân Người. Người cười. Mọi thứ thật điên rồ và đảo lộn. Âm nhạc thì luôn là một điểm mạnh trong phim của Park, với những bản nhạc không lời cello réo rắt tình tứ và hấp dẫn sống động, đi theo cùng phim. Có thể nói, OST của Oldboy là một trong những CD nhạc hay nhất mà mình từng nghe qua.

Về ý nghĩa, theo nhận định chủ quan của tôi, film cho ta thấy sự cầm tù của đời sống con người trước mối nguy hiện đại hóa vô biên của xã hội. Cảnh giam cầm trong phim và sau đó những nhà cao tầng chót vót dưới đầu môi chót lưỡi của Oh Deasu khiến ta thấy được. À, cái thời chó chết. Vì tiền mà có nhiều đứa bày ra đủ trò. Con người đang bị giam cầm trong cái chốn u tối và rũ mục của bản thân mình. Phim cũng đưa ra nhiều triết lý : “Be it a sand or a rock, in water they sink the same”. “Laugh and the world laugh with you, weep and you weep alone.” Hay sự mô tả nỗi cô đơn. “Khi người ta cô đơn, người ta thường nghĩ đến kiến, vì kiến thường đi thành bầy đàn, nên khi chúng cô đơn thì thật ấy mới là điều khủng khiếp.” Phải chăng, con người ta đã quá cô đơn trong thời đại hiện nay. Những lối sống chối bỏ bản thân, những lối sống sa đọa và cực đoan khiến đầu óc ta dễ lệch lạc. Dẫn đến bạo lực, dẫn đến loạn luân. Thế giới này đang đảo lộn. Có ai thấy không ? Chị yêu em ruột, em ruột rờ roạng thân thể chị. Họ thấy khóai và sướng. Cha yêu con ruột, cha làm tình với con ruột. Họ thấy khoái và sướng. Mọi thứ như thế đều dẫn đến bi kịch. Bị kịch khủng khiếp. Chị chết, cha gần như chết về mặt tinh thần. Báo thù – trả thù. Bản thân bộ phim đã là một bi kịch trong lòng hiện đại. Về cảnh loạn luân, lẽ nào Park muốn nói thêm : Nguồn gốc dục vọng luôn ẩn chứa bên trong tiềm thức con người, và bản thân mọi nguồn gốc của bi kịch và tội lỗi đều hằng là do dục vọng. Trạng Quỳnh cũng đã từng có câu tế Chúa nổi tiếng : Ô hô ngàn sao ! Sao Loan, sao Mệ ! Sao Dập sao Dung ! Sao Ú Sao Ngang ! Sao Bao Sao Thạm !.... mau cút lên trời, Chúa tôi khỏi bệnh (mà bệnh tình gì mà quái chiêu, cào cấu cung nữ đẹp trần truồng. Trời ơi chịu sao thấu.) đấy sao.

Do thế, bằng mọi biện pháp bạo lực và hình ảnh có thể, với câu chuyện trớ trêu và phần nào mang dáng dấp bi kịch Ơđíp cổ đại ở Hy Lạp xa xôi, Park Chan Wook đã tạo nên một bộ phim lạ trước con mắt nhiều người. Bạo lực, nhưng vẫn hằng chứa ý nghĩa. Tuy đôi lúc ông đã đẩy bạo lực lên quá đà khiến phim trở nên không phù hợp với nhiều người (Cấm 18 tuổi), nhưng với mọi thứ mà nó đạt được, Oldboy trở thành một tác phẩm có giá trị dưới mắt nhiều người. Bạn có thể không thích nó, nhưng không thể phủ nhận, phim là một bức tranh nghệ thuật – tuy nhuộm toàn màu tăm tối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thư số 2: ‘Sự nhẹ bẫng không chịu nổi của những đám mây lang thang’ Gửi H (công chúa),  Nếu em hỏi anh anh là ai thì anh sẽ bảo ...