‘Làm thế nào để tìm
lại được tóc
đã rụng’
Người Đức có khái niệm Umwelt
dùng để miêu tả cảm giác tồn
tại giữa thế giới dựa trên những bộ phận giác quan đặc thù của mỗi sinh vật.
Umwelt của chúng ta có
thể được miêu tả bằng những đặc điểm cá biệt của cơ
thể con người mà chúng ta dùng để nhìn nhận thế giới: mắt nhìn về
trước, tầm nhìn khoảng 180 độ, chỉ
nhìn được một vài sắc độ màu, chúng ta chạm và
ngửi để cảm nhận, chúng ta đi bằng hai chân cân bằng để định hình cơ thể trên
mặt đất này. Thế giới của
chúng ta khác với thế giới của chuột, của dơi. Bản thân thế giới mỗi người đều khác nhau dựa trên những đặc điểm cơ
thể các biệt của mỗi người. Có
rất nhiều thế giới song song tồn
tại cùng một lúc.
Pierre Huyghe có
một triển lãm ở Serpentine, London, Anh hồi 2018, đặt tên
nó là UUmwelt. Ông chụp ảnh fMRI bộ não một người khi họ
dùng giác quan của mình để đọc một chuỗi hình ảnh và câu chữ. Ông dùng
nó để tạo nên những tấm ảnh thay đổi không ngừng. Có những con
ruồi chung quanh những tấm ảnh thay
đổi không ngừng đó. Làm thế nào để kết nối những umwelts khác nhau, để thống nhất thế giới của những sinh vật khác nhau là câu hỏi mà ông đặt ra
trong buổi triển lãm.
Chúng ta,
bản thân con người, đi lòng vòng nhìn
vào những hình ảnh của một thứ diễn
giải cái
xảy ra
trong chính não bộ chúng ta (vốn đã qua thêm một vòng xâm phạm bằng
fMRI) bằng một hình ảnh khác (chiếu trên màn ảnh, chớp tắt liên hồi).
Có một
nỗi sợ mà Julio Cortazar hào
phúng nói lên trong mẩu chuyện ‘Làm
thế nào để tìm lại tóc đã rụng’, là một nỗi sợ rằng những thứ vô tri
kia sẽ ăn mất da thịt, nuốt trọn cơ
thể của chúng ta. Ông đề xuất cắt
lấy
những ống nước chảy từ phòng ông đến tận tầng 1, đếm trọn từng mẩu tóc tìm được để lấy ra được mẩu
tóc đã mất của chính ông. Cái hình ảnh một người
đàn ông giữa vô vàn tóc
ướt và những mảnh ống nước vỡ
vụn xung quanh có lẽ thể hiện cái ý chí bảo vệ cơ thể, cá
nhân mình khỏi những sự xâm nhập, tấn công từ thế giới xây dựng xung quanh. .
Làm thế
nào tìm lại được tóc đã rụng là một câu hỏi về bản thân chúng ta trong thế giới của
sự xâm
nhập của kiến trúc vào sự nhận thức của mỗi bản thể này.
Chúng ta đều sợ lấy
việc mình già đi, dần chết, héo úa, tóc rụng, da vẩy ra
từng ngày. Chúng ta sợ tim
chúng ta đập nhanh hơn, người trở
nên béo dần, móng tay gãy. Nhưng chúng ta quên rằng, căn phòng của riêng
ta là một nhân chứng song song, trong một thế giới của riêng nó,
không những có những giác quan của riêng nó,
mà còn chứa trong mình sự kiên nhẫn đón nhận lấy những vết thải của
chúng ra, những sự trầm cảm, những nỗi lo, sự hạnh phúc (bạn có
bao giờ đá vào tường mỗi khi hạnh
phúc quá?).
Deleuze, khi nói về Francis Bacon,
nói về những tổng cảm giác vượt ra khỏi bề mặt bức tranh và
tấn công chúng ta. Duchamp, khi làm nên Etant Donnes, tạo nên một con mắt nhìn
ngược lại người xem (trộm). Khi đó, những thứ vô tri dường như sống dậy, ở một bức màng mỏng manh của trí tưởng tượng, bao trùm lấy
những cơ thể, những giác quan thực.
Làm thế nào tể tạo dựng ra cái
umwelt của những căn phòng của riêng ta? Trong
một phim của Polanski,
cô
nhân vật chính, khi dọn đến một căn phòng mới, cảm thấy sợ hãi vì cảm thấy
cơ thể cô bị xâm phạm bởi những bức tường ẩm ướt, và rạn
nứt. Những vết nứt của thạch cao: có
cái gì ở bên trong chúng? Nước Anh thời
hậu chiến thấy sự gia tăng của việc sử dụng vật liệu cách
nhiệt giữa những bức tường gạch. Họ dùng formaldehyde, một chất xa
lạ để vá lấy những không gian rỗng
bên trong những bức tường xây có
vẻ như là vững chãi lắm xung
quanh chúng ta. Độc tố của formaldehyde
dần dà xâm nhập vào không gian sống một cách
vô hình theo dạng khí, làm cơ thể ta
đã già đi nay càng héo mòn thêm. Những vật
liệu cách âm, cách nhiệt, dấu mình trong kiền trúc, dường như muốn làm cho chúng ta sống tốt
hơn, lại có vẻ như dần dà bào mòn lấy cả
cơ thể và đầu óc chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Những bức tường đó có cảm giác, có cơ
thể riêng, ngọ nguậy,
đòi thoát ra bên ngoài. Cái ranh
giới giữa bên trong và
bên trong nữa dường như thú vị hơn
những thứ mà chúng ta đã hoài nói đến trong kiến trúc: trong
và ngoài.
Còn cái ranh
giới giữa trong và trong
thì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét