Sài Gòn
đêm Noel trắng
anh biết được
ta có thể lấp đầy bụng bằng những hư vô
ví như thời gian đợi chờ
như cuộc đời
như sự chết
-dù chỉ có nó mới chia rẽ đôi ta
sinh ra vốn là hai mảnh
là vua là chúa
là áo bào là long tử
Chúng ta yếu dần đi từng ngày sống
bỉ dần đi
chết dần đi.
Sài Gòn
đêm Noel trắng
Anh tự hỏi liệu em có còn thức trắng đêm ?
Nhìn đêm trắng
nhìn đèn trắng
cột điện trắng
cuối ngõ không màu
đầu phố thơ ngây
trắng bay đi
còn anh bất tận.
Anh tự hỏi
dù rằng anh biết được câu trả lời
chỉ có Chúa mới biết
_Liệu em có còn thức
để thức trắng đêm ?
Anh nhìn cốc café đen màu
đen mùi
đen cả da thịt
lầm lũi trên đường
nhìn ánh sáng hoang mang lo sợ
của những đôi tình nhân
chèn tay qua bẹn
chèn tay qua vú
chèn tay vào nhau
để đánh rớt
trái tim mình.
Sài Gòn
đêm Noel trắng
Anh nhớ về em
mắt em buồn
buồn sâu hoắm
buồn đến u mê.
Mười hai giờ Chúa
Chúng ta đi bay - họ nói
Anh ngủ một mình
Chúng ta đi say, chưa say chưa về - họ bảo
Chúng ta đi Nhà Hát, đi Tao Đàn, đi Sở Thú - họ reo
Chúng ta đi ăn cá viên chiên, ngồi quanh chai Rượu uống bật Nếp nồng - họ cười
Chúng ta đang đi ăn tự do đấy ?
Chúng ta đang đi ăn chúng ta đấy ?
Anh thì ngậm móng tay
nuôi lớn hình hài ủ dột
Anh tìm Chúa để hỏi rằng
Liệu em có còn thức trắng đêm ?
Nhưng anh không tìm được ông ấy
Anh chỉ thấy
Nhà tang lễ - không màu
Em thì hữu hình
Anh hư vô.
cảm nhận ánh sáng ngày mai. ngày mai dài bao nhiêu - giờ - thể kỉ - vô tận
Khiếp, cái ánh sáng của thành phố về đêm giết chết con người ta
Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010
Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010
15/12/2010
Sáng sớm, cổ họng thét, lỗ mũi câm, nghĩ ra hôm nay nghỉ. Rờ rẫm tưởng thời tiết lại đẹp đẽ như hôm qua, ai dè nắng lên tràn đầy cửa sổ. ai đưa tôi đi trốn những giày vò ngày mai ?
hóng hớt, tí choáng.
giã từ lenin.
hóng hớt, tí choáng.
giã từ lenin.
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010
Bây giờ tháng mấy ?
Sinh nhật ngày 9, ngồi một mình ở Nhà Hát Thành Phố, ăn mì tôm ở K Shop kế bên, nhấm nháp vài thứ không nên nhấm nháp cho cuộc đời, một gói Mal Black Menthol, một chai SG đỏ, nhìn phố xá quay vòng.Trời đứng gió, những chiếc ghế đỏ trông lạc lõng giữa hàng bụi dày và những ánh đèn bay.
Con người sinh ra vốn chỉ một mình.
Ngày 10, dài đằng đẵng, mệt mỏi đến mức có thể cứa cổ đi là vừa. Nghe nhiều người nói đến cái chết, tự tử - như một biện pháp trừng phạt bản thân, dưới sự đè nén - của cái bóng gia đình. Tôi cũng không biết nữa, mỗi lần nghĩ đến cái chết, tôi dùng bút vạch lên những đường thẳng thiếu kết nối, giữa động mạch chủ ở cổ tay, nhìn và cười một lúc lâu. Cái ý niệm chết tự dưng chấm dứt. Mặc dù tôi vẫn luôn nghĩ rằng, trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang đối diện với cái chết của chính mình, chứ không phải sự sống. Sinh ra, con người vốn đã nằm trong một cái quan tài khổng lồ, chỉ còn chờ người đóng nắp và chôn cất. Thế rồi thối rữa.
Tối đi lêu bêu, chạy đến PĐC giữa lòng thành phố, ăn lẩu Dê, thổi phù phù, trào nước mắt. 8h chạy cùng má Angel đến Acoustic coi 6789 diễn. Đông, quán nằm cuối ngõ. Hết chỗ, bày biện lên cái quầy bar. Bên cạnh, che lấp sân khấu là một cây thông nhân tạo dưới những chiếc đèn nhỏ liti đỏ lòm, tấm bản Heineken uyển chuyển đổi màu, tựu trung lại là một màu xanh kiêu hãnh đặc trưng. Không kêu Bia hay những chai rượu chỏng chờ trên giá, kêu một li Irish, má Angel uống cái thứ đồ uống gì xanh lòm hem biết, trông say mê. Nghiêng ngả một hồi nhớ đến Vương Gia Vệ. Đầy sắc màu.
Band nhạc chưa biểu diễn, quán mở một hỗn tạp nhạc, nhảy nhót từ Starry Starry Night của Don Mclean cho đến lũ Nu metal ồn ào méo mó. Lắc qua lắc lại cái vòng đeo tay má Angel mới tặng, thơm mùi tự do tự tại, kéo lòng thòng theo những sợi dây vốn chẳng thèm ràng buộc chi nhau. Thổi phì phèo Mal đỏ bao mềm, mùi buồn nôn xộc đến mũi, bình tĩnh đi nào, cái ghế bar trông vững chắc nhưng xập xệ, nhìn người, nhìn cái tủ lạnh trưng đầy thức uống có cồn.Mũi đập vào lớp vân giả gỗ trên quầy, đu đưa. Đấy là khi band nhạc chưa diễn.
Ngồi đó chờ, từ 8h đến 9h không phải là một quãng thời gian lâu cho lắm. Cười lên nào má Angel, ừ thì cười lên nào má. Họ diễn rồi kìa. Cửa ra vào đóng kín, những kẻ đến sau đứng tựa lưng vào nhựng vệ đá cửa sổ, tựa lưng vào nhau, cầm trên tay những chai bia ướp lạnh. Không khí sặc sụa mùi khói thuốc. Cũng hay, màn khói u uẩn, bao lấy hồn vía anh chàng ca sĩ cầm cây guitar điện. Anh đánh acoustic xa nhất, tóc xù. Drummer bị che khuất. Tôi ngồi gần anh chàng bassit, mái tóc đuôi ngựa không dài lắm, vắt sang ngang, mặt ngạnh. Má nhìn kìa, trông chàng ca sĩ giống Đỗ Văn Hoàng phết nhỉ. Má Angel cười. Thuốc lá vẫn chưa tắt.
Và đó, họ chơi. Đèn lấp lóa, lõa lồ. Xung quanh, đám đông u uẩn, mê say. Band nhạc chơi, đam mê, sáng tạo, hết mình. Cái giọng nói gặt gừ của anh ca sĩ làm tôi buồn cười, nhưng khi cất tiếng, ai cũng như nghễnh ngãng , họ quên rằng còn đó những 'âm thanh và cuồng nộ' ở thế giới thật. Họ đắm chìm. Họ xoay, xoay, trong đầu.
Những thứ hiệu ứng lạ lùng lặp đi lặp lại từ anh chàng bassist. Nghỉ giữa bài, anh tranh thủ hốt trọn một cốc trà đá, hút một điếu thuốc như thở phào qua đằng mũi, nụ cười ám ảnh lạ lùng. Tay ca sĩ kiêm guitar réo lên những tiếng đàn dữ dội, tóc đẩy qua một bên, miệng cũng cười, nụ cười thỏa mãn.
Thế rồi hết. Những thứ âm nhạc lạ lùng, đẩy qua lại từ Funk cho đến psychedelic, rồi thoáng đãng latin, post rock, classic. Và còn đó ngọn lửa đam mê.
Không muốn 'Rock xuyên màng đêm' =)). Band nhạc cũng mệt nhòa, tiếng vỗ tay nhiệt liệt, tôi nép mình qua những cái bàn tam giác nhỏ nhoi, ngộ nghĩnh với đám người cùng vô số kẻ giả dối, đi lang thang đơn độc trong ngõ tối, vừng sáng lẻ loi trên cây đèn đường nhá tắt liên hồi, tạo một thứ nhịp điệu trông phiêu diêu đến lạ. Đạp xe về sau một hồi vật vã (nó để xe tôi tuốt ở trong, và là chiếc xe đạp duy nhất hiện hữu ở đấy), về đến nhà trong nỗi lo sợ đâm phải một cái gì đấy, tệ hơn là một ai đấy, vì thắng xe đã mòn. Nắm vật vã ra đất, nôn vài chập, rồi lăng ra ngủ. Đã hơn 11 giờ đêm.
Bây giờ là 3 giờ chiều ngày 11 tháng 12, năm 2010. Tôi được 17 tuổi 2 ngày rồi.
17 tuổi !
Đèn điện giữa nhà mưa tuyết trắng
Tôi một mình trên một cõi toàn băng
.
.
.
tôi gục giữa đêm đen gà chửa gáy
(Trần Dần)
Con người sinh ra vốn chỉ một mình.
Ngày 10, dài đằng đẵng, mệt mỏi đến mức có thể cứa cổ đi là vừa. Nghe nhiều người nói đến cái chết, tự tử - như một biện pháp trừng phạt bản thân, dưới sự đè nén - của cái bóng gia đình. Tôi cũng không biết nữa, mỗi lần nghĩ đến cái chết, tôi dùng bút vạch lên những đường thẳng thiếu kết nối, giữa động mạch chủ ở cổ tay, nhìn và cười một lúc lâu. Cái ý niệm chết tự dưng chấm dứt. Mặc dù tôi vẫn luôn nghĩ rằng, trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang đối diện với cái chết của chính mình, chứ không phải sự sống. Sinh ra, con người vốn đã nằm trong một cái quan tài khổng lồ, chỉ còn chờ người đóng nắp và chôn cất. Thế rồi thối rữa.
Tối đi lêu bêu, chạy đến PĐC giữa lòng thành phố, ăn lẩu Dê, thổi phù phù, trào nước mắt. 8h chạy cùng má Angel đến Acoustic coi 6789 diễn. Đông, quán nằm cuối ngõ. Hết chỗ, bày biện lên cái quầy bar. Bên cạnh, che lấp sân khấu là một cây thông nhân tạo dưới những chiếc đèn nhỏ liti đỏ lòm, tấm bản Heineken uyển chuyển đổi màu, tựu trung lại là một màu xanh kiêu hãnh đặc trưng. Không kêu Bia hay những chai rượu chỏng chờ trên giá, kêu một li Irish, má Angel uống cái thứ đồ uống gì xanh lòm hem biết, trông say mê. Nghiêng ngả một hồi nhớ đến Vương Gia Vệ. Đầy sắc màu.
Band nhạc chưa biểu diễn, quán mở một hỗn tạp nhạc, nhảy nhót từ Starry Starry Night của Don Mclean cho đến lũ Nu metal ồn ào méo mó. Lắc qua lắc lại cái vòng đeo tay má Angel mới tặng, thơm mùi tự do tự tại, kéo lòng thòng theo những sợi dây vốn chẳng thèm ràng buộc chi nhau. Thổi phì phèo Mal đỏ bao mềm, mùi buồn nôn xộc đến mũi, bình tĩnh đi nào, cái ghế bar trông vững chắc nhưng xập xệ, nhìn người, nhìn cái tủ lạnh trưng đầy thức uống có cồn.Mũi đập vào lớp vân giả gỗ trên quầy, đu đưa. Đấy là khi band nhạc chưa diễn.
Ngồi đó chờ, từ 8h đến 9h không phải là một quãng thời gian lâu cho lắm. Cười lên nào má Angel, ừ thì cười lên nào má. Họ diễn rồi kìa. Cửa ra vào đóng kín, những kẻ đến sau đứng tựa lưng vào nhựng vệ đá cửa sổ, tựa lưng vào nhau, cầm trên tay những chai bia ướp lạnh. Không khí sặc sụa mùi khói thuốc. Cũng hay, màn khói u uẩn, bao lấy hồn vía anh chàng ca sĩ cầm cây guitar điện. Anh đánh acoustic xa nhất, tóc xù. Drummer bị che khuất. Tôi ngồi gần anh chàng bassit, mái tóc đuôi ngựa không dài lắm, vắt sang ngang, mặt ngạnh. Má nhìn kìa, trông chàng ca sĩ giống Đỗ Văn Hoàng phết nhỉ. Má Angel cười. Thuốc lá vẫn chưa tắt.
Và đó, họ chơi. Đèn lấp lóa, lõa lồ. Xung quanh, đám đông u uẩn, mê say. Band nhạc chơi, đam mê, sáng tạo, hết mình. Cái giọng nói gặt gừ của anh ca sĩ làm tôi buồn cười, nhưng khi cất tiếng, ai cũng như nghễnh ngãng , họ quên rằng còn đó những 'âm thanh và cuồng nộ' ở thế giới thật. Họ đắm chìm. Họ xoay, xoay, trong đầu.
Những thứ hiệu ứng lạ lùng lặp đi lặp lại từ anh chàng bassist. Nghỉ giữa bài, anh tranh thủ hốt trọn một cốc trà đá, hút một điếu thuốc như thở phào qua đằng mũi, nụ cười ám ảnh lạ lùng. Tay ca sĩ kiêm guitar réo lên những tiếng đàn dữ dội, tóc đẩy qua một bên, miệng cũng cười, nụ cười thỏa mãn.
Thế rồi hết. Những thứ âm nhạc lạ lùng, đẩy qua lại từ Funk cho đến psychedelic, rồi thoáng đãng latin, post rock, classic. Và còn đó ngọn lửa đam mê.
Không muốn 'Rock xuyên màng đêm' =)). Band nhạc cũng mệt nhòa, tiếng vỗ tay nhiệt liệt, tôi nép mình qua những cái bàn tam giác nhỏ nhoi, ngộ nghĩnh với đám người cùng vô số kẻ giả dối, đi lang thang đơn độc trong ngõ tối, vừng sáng lẻ loi trên cây đèn đường nhá tắt liên hồi, tạo một thứ nhịp điệu trông phiêu diêu đến lạ. Đạp xe về sau một hồi vật vã (nó để xe tôi tuốt ở trong, và là chiếc xe đạp duy nhất hiện hữu ở đấy), về đến nhà trong nỗi lo sợ đâm phải một cái gì đấy, tệ hơn là một ai đấy, vì thắng xe đã mòn. Nắm vật vã ra đất, nôn vài chập, rồi lăng ra ngủ. Đã hơn 11 giờ đêm.
Bây giờ là 3 giờ chiều ngày 11 tháng 12, năm 2010. Tôi được 17 tuổi 2 ngày rồi.
17 tuổi !
Đèn điện giữa nhà mưa tuyết trắng
Tôi một mình trên một cõi toàn băng
.
.
.
tôi gục giữa đêm đen gà chửa gáy
(Trần Dần)
Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010
Thứ 7 với Harry Potter 7
Chiều, giờ cao điểm, bụi mù, chạy lòng vòng quanh công viên Hoàng Văn Thụ hai lần mới tìm ra nơi cần đến. Chửi thầm trong bụng, mẹ kiếp, Nhà Xe, cứ tưởng lớn lắm chứ. Khi nghe Q nói, đầu tôi hình dung ra một tấm bảng Trung Dũng to oành, màu mè diêm dúa, với những ánh đèn lấp láy liên hồi, trưng ra những cơ ngơi nào xe nào cộ, người vắng - bóng xe nhiều. Nào ngờ.
Cửa hàng hẹp chật như hũ nút, đông người, xe chắc đi tản cư. Hàng hóa đóng thùng văng tứ tung. Nền gạch đen và nhớp nháp. Tôi nhanh nhảu hỏi một gã trai về thứ mà Q gửi từ Buôn Mê về - một đống sách cũ, bèm nhèm, mốc meo.
Lấp bấp nói lộn số điện thoại, gã trai liếc mắt và hỏi gặng lại, hên là trí nhớ u uẩn lại kịp nhanh bừng sáng. Đem sách về, gói trong một bọc ni lông mỏng tanh, hôi mùi nhớt.
Má mình chửi sau khi liếc sơ qua gói sách : Mịa, tao nhớ hồi đó tao đã có cuốn này rồi (Như thế bình minh của Roblex), mà mày cứ mè nheo đòi bán vì tanh mùi gián, vì hôi mùi bụi, vì cũ kĩ, thế là tao tống khứ cho đám ve chai, bây giờ mày lại lôi một cuốn i như đúc (nghĩa là cũng cũ kĩ, tanh mùi gián) về. Mày đang trêu tao à ?
Tôi cười trừ và tự hỏi : Hồi đó là hồi nào ?
Tôi đang cố nhớ lại trong khi rảo chân vào cái phòng chiếu to đùng của Galaxy Nguyễn Trải, hôm nay đông, cứ tưởng người ta mải mê ở nhà xem đá bóng. 8h là chiếu, người ta nói thế, tôi đồ rằng phải đến 20 phút sau cái logo 20th century Fox mới hiện lên cho đúng nghĩa, đám người vô trễ thi nhau lướt qua màn hình, để lại những vệt đen cho văn hóa đúng giờ ở xứ ta.
Phim bắt đầu với một cú cận cảnh đôi mắt, một lời hứa hẹn của Bộ Trưởng Bộ Pháp Thuật, một thứ tréo nghoe với toàn bộ câu chuyện, nhưng lí thú với cái cách mà mọi giá trị, mọi lời tuyên ngôn được họ đặt ra hoàn toàn sụp đổ trước cái bóng quá lớn Voldermort án ngữ. Cái bóng của Chúa tể Hắc Ám, của kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy. Của cái Ác.
Tôi cười ngay từ phút đầu tiên. Vì cái lời hứa hẹn ‘sẽ bảo vệ mọi người’ vừa mới đây của vị Bộ trưởng lại được nối tiếp bằng những dự cảm, lo âu về một thời kỳ đen tối đang đến, một người bị giết. Con rắn Nagini chồm vào màn hình.
Phim u ám. Với cái tone màu đen kịt của nó. Với cái thứ âm thanh ồn ã tạo nhịp điệu tiết tấu dồn dập không ngừng xuyên suốt phim, với những tiếng radio và tạp âm len lỏi xuyên suốt hành trì cứu thế của HP. Duy có lẽ còn đâu đó những nét chấm phá mang lại thứ tình cảm ấm áp, với tone màu tươi hơn, sáng hơn, khiến cho phim còn đó những khoảng lặng tách biệt khỏi những bắn phép liên hồn, những máu, những cú liếc và những cơn hằn giọng, những máu và nước mắt.
Người ta gọi HP7 là một 'road movie', có nghĩa là toàn bộ bộ phim xoay quanh một chuyến hành trì xa nhà, một chuyến đi chẳng biết về đâu, một chuyến đi thay đổi mọi thứ. Lạy Chúa, nhờ thế, tôi có thể thoát khỏi những không gian bức bối trong tòa lâu đài Hogwart như những phần trước. Nay, những cảnh toàn được trưng dụng như một biện pháp nhằm miêu tả cái sự vô tận và (mỉa mai thay) bế tắc của chuyến đi,hơn nữa, thời gian trôi qua, bốn mùa biến đổi và muôn vật cũng nhòa dần cùng những sắc màu bên trong, như một mạch ý ngầm bổ trợ cho diễn biến tâm lý của nhân vật.
Song le, theo tôi, nhân vật luôn là một thứ nhạt nhòa trong các bộ phim Harry Potter. Mọi thứ tính cách nhân vật không bao giờ phát triển một cách đúng đắn mà cứ phải nương nhờ vào mạch truyện đưa đi. Hoạt động nội tâm chưa rõ nét, ngôn ngữ nhân vật được xài xể triệt để nhắm 'nói' lên tính cách nhân vật. Phần vì dung lượng phim ảnh khá ngắn để lôi ngồn ngộn cà diễn biết câu chuyện lẫn diễn biến nhân vật vào bên trong.
Việc chia cắt làm hai phần có lẽ cũng để khai thác hết mọi dung lượng câu chuyện cần phải có, cần phải giữ. Có lẽ, phần này là phần đầy đủ nhất, và theo tôi, tôn trọng tác phẩm gốc nhất - cho dù với một tác phẩm chuyển thể. Có lẽ vì đây là một bộ truyện, một thứ hổ lốn với quá nhiều chi tiết kết nối giữa các phần. Và việc giữ sao cho i xì nguyên bản là điều có lẽ là khôn ngoan nhất.
Tuy nhiên, việc chia làm hai phần cũng phần nào mạo hiểm, làm sao để người ta có thể đẩy mọi kịch tích và nút thắt ở đoạn kết phần này, nhưng vẫn để dành chúng cho phần tiếp theo. Làm sao nó có thể khơi gợi lên một thôi thúc để khán giả tiếp tục đồng hành ở phần hai. Mạo hiểm. Tôi thấy mạch phim đều đặn, ừ thì dồn dập thì có đó, nhưng gắn kết không đúng, sự bắt nhịp lẫn nhau không hoàn hảo, mọi thứ trôi qua cứ như không. Có lẽ đó cũng là mạo hiểm cua Rowling khi cố gắng đưa quá nhiều diễn biến vào truyện, nhưng chưa đủ đô, chưa đủ độ chín để người ta có thể nhớ lâu về chúng.
Phim nghiêm trọng, có những đứa trẻ đã khóc toáng lên và ba má chúng lật đật đưa về trong những ánh mắt khó chịu từ khán giả. Quá nhiều người chết, và điều đó khiến câu chuyện trở nên nhàm chán. Có lẽ một áp lực cho chính mình của Rowling, một kì vọng rằng ra đây sẽ càng ngày càng trưởng thành trong cách viết khiến Rowling đi sai đường, từ một câu chuyện trẻ em thú vị và chân thật, càng ngày bộ truyện càng đẩy cao tính 'nghiêm trọng' phần nào giả tạo của nó lên, đẩy quá nhiều nhân vật vào, và có lẽ không thể khai thác thêm gì từ họ nữa, Rowling đẩy họ đến cái chết. Có lẽ, cái chết không phải là thứ duy nhất làm nên độ nặng, độ trưởng thành của một tác phẩm. Và vì thế, cái không khí u tối trong câu chuyện chỉ làm nên từ những chi tiết, những thứ bề mặt nhiều hơn là từ bên trong. Lên phim, vì sự đồng bộ giữa hình thức và nội dung đòi hỏi đạo diễn phải che phủ bằng một tone màu tối, nhưng tôi vẫn thấy những yếu điểm, những hành động không cụ thể, những thứ nửa vời, những máu và nước mắt giả tạo.
Tôi hoàn toàn không thích diễn xuất của Daniel, những đoạn nổi giận của anh được biểu lộ trăm lần như một, những đoạn gầm lên hằn học cứ như nhau, lập đi lập lại. Emma Watson có phần khá khẩm hơn, nhưng sự non nớt vẫn có thể thấy rõ với những đoạn diễn vẫn còn khá đơ và giả. Rupert Grint là người tôi khoái nhất, không hiểu vì sao.
Phim kết thúc, thời lượng dài hơi khiến tôi mệt mỏi, cộng thêm việc có vài thằng cha có lẽ đi xem phim chỉ để khoe mẽ cho bạn gái hắn là ta biết hết mọi thứ về Harry Potter - nên cứ bô bô giữa phim rằng thằng này thế này thế nọ, con nọ thế này thế kia. Ừ thì tao biết cái thằng trắng nhác lỗ mũi kì dị đó là Voldermort rồi, cần gì mày phải hét toáng lên như thế.
Chạy trong gió, ngang qua những cô gái điếm nháo nhác trên cầu, tôi lại thấy lòng bình yên lạ. Và tôi nhớ ra được những khoảnh khắc Hồi đó, những khoảng khắc hồn nhiên không tì vết, những khoảnh khắc sống trọn nhất, với những huyễn hoặc, đam mê, những cuốn Harry Potter mỏng dính mỗi tuần, một anh chàng phù thủy trẻ với một vết sẹo hình tia chớp, hồn hậu, say mê.
Và rồi tôi chợt hát một bài hát cũ xưa, ám mùi bụi của Willie Nelson :
On the road again
Just can't wait to get on the road again.
Những cô điếm nghiêng nghiêng quay đầu.
Cửa hàng hẹp chật như hũ nút, đông người, xe chắc đi tản cư. Hàng hóa đóng thùng văng tứ tung. Nền gạch đen và nhớp nháp. Tôi nhanh nhảu hỏi một gã trai về thứ mà Q gửi từ Buôn Mê về - một đống sách cũ, bèm nhèm, mốc meo.
Lấp bấp nói lộn số điện thoại, gã trai liếc mắt và hỏi gặng lại, hên là trí nhớ u uẩn lại kịp nhanh bừng sáng. Đem sách về, gói trong một bọc ni lông mỏng tanh, hôi mùi nhớt.
Má mình chửi sau khi liếc sơ qua gói sách : Mịa, tao nhớ hồi đó tao đã có cuốn này rồi (Như thế bình minh của Roblex), mà mày cứ mè nheo đòi bán vì tanh mùi gián, vì hôi mùi bụi, vì cũ kĩ, thế là tao tống khứ cho đám ve chai, bây giờ mày lại lôi một cuốn i như đúc (nghĩa là cũng cũ kĩ, tanh mùi gián) về. Mày đang trêu tao à ?
Tôi cười trừ và tự hỏi : Hồi đó là hồi nào ?
Tôi đang cố nhớ lại trong khi rảo chân vào cái phòng chiếu to đùng của Galaxy Nguyễn Trải, hôm nay đông, cứ tưởng người ta mải mê ở nhà xem đá bóng. 8h là chiếu, người ta nói thế, tôi đồ rằng phải đến 20 phút sau cái logo 20th century Fox mới hiện lên cho đúng nghĩa, đám người vô trễ thi nhau lướt qua màn hình, để lại những vệt đen cho văn hóa đúng giờ ở xứ ta.
Phim bắt đầu với một cú cận cảnh đôi mắt, một lời hứa hẹn của Bộ Trưởng Bộ Pháp Thuật, một thứ tréo nghoe với toàn bộ câu chuyện, nhưng lí thú với cái cách mà mọi giá trị, mọi lời tuyên ngôn được họ đặt ra hoàn toàn sụp đổ trước cái bóng quá lớn Voldermort án ngữ. Cái bóng của Chúa tể Hắc Ám, của kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy. Của cái Ác.
Tôi cười ngay từ phút đầu tiên. Vì cái lời hứa hẹn ‘sẽ bảo vệ mọi người’ vừa mới đây của vị Bộ trưởng lại được nối tiếp bằng những dự cảm, lo âu về một thời kỳ đen tối đang đến, một người bị giết. Con rắn Nagini chồm vào màn hình.
Phim u ám. Với cái tone màu đen kịt của nó. Với cái thứ âm thanh ồn ã tạo nhịp điệu tiết tấu dồn dập không ngừng xuyên suốt phim, với những tiếng radio và tạp âm len lỏi xuyên suốt hành trì cứu thế của HP. Duy có lẽ còn đâu đó những nét chấm phá mang lại thứ tình cảm ấm áp, với tone màu tươi hơn, sáng hơn, khiến cho phim còn đó những khoảng lặng tách biệt khỏi những bắn phép liên hồn, những máu, những cú liếc và những cơn hằn giọng, những máu và nước mắt.
Người ta gọi HP7 là một 'road movie', có nghĩa là toàn bộ bộ phim xoay quanh một chuyến hành trì xa nhà, một chuyến đi chẳng biết về đâu, một chuyến đi thay đổi mọi thứ. Lạy Chúa, nhờ thế, tôi có thể thoát khỏi những không gian bức bối trong tòa lâu đài Hogwart như những phần trước. Nay, những cảnh toàn được trưng dụng như một biện pháp nhằm miêu tả cái sự vô tận và (mỉa mai thay) bế tắc của chuyến đi,hơn nữa, thời gian trôi qua, bốn mùa biến đổi và muôn vật cũng nhòa dần cùng những sắc màu bên trong, như một mạch ý ngầm bổ trợ cho diễn biến tâm lý của nhân vật.
Song le, theo tôi, nhân vật luôn là một thứ nhạt nhòa trong các bộ phim Harry Potter. Mọi thứ tính cách nhân vật không bao giờ phát triển một cách đúng đắn mà cứ phải nương nhờ vào mạch truyện đưa đi. Hoạt động nội tâm chưa rõ nét, ngôn ngữ nhân vật được xài xể triệt để nhắm 'nói' lên tính cách nhân vật. Phần vì dung lượng phim ảnh khá ngắn để lôi ngồn ngộn cà diễn biết câu chuyện lẫn diễn biến nhân vật vào bên trong.
Việc chia cắt làm hai phần có lẽ cũng để khai thác hết mọi dung lượng câu chuyện cần phải có, cần phải giữ. Có lẽ, phần này là phần đầy đủ nhất, và theo tôi, tôn trọng tác phẩm gốc nhất - cho dù với một tác phẩm chuyển thể. Có lẽ vì đây là một bộ truyện, một thứ hổ lốn với quá nhiều chi tiết kết nối giữa các phần. Và việc giữ sao cho i xì nguyên bản là điều có lẽ là khôn ngoan nhất.
Tuy nhiên, việc chia làm hai phần cũng phần nào mạo hiểm, làm sao để người ta có thể đẩy mọi kịch tích và nút thắt ở đoạn kết phần này, nhưng vẫn để dành chúng cho phần tiếp theo. Làm sao nó có thể khơi gợi lên một thôi thúc để khán giả tiếp tục đồng hành ở phần hai. Mạo hiểm. Tôi thấy mạch phim đều đặn, ừ thì dồn dập thì có đó, nhưng gắn kết không đúng, sự bắt nhịp lẫn nhau không hoàn hảo, mọi thứ trôi qua cứ như không. Có lẽ đó cũng là mạo hiểm cua Rowling khi cố gắng đưa quá nhiều diễn biến vào truyện, nhưng chưa đủ đô, chưa đủ độ chín để người ta có thể nhớ lâu về chúng.
Phim nghiêm trọng, có những đứa trẻ đã khóc toáng lên và ba má chúng lật đật đưa về trong những ánh mắt khó chịu từ khán giả. Quá nhiều người chết, và điều đó khiến câu chuyện trở nên nhàm chán. Có lẽ một áp lực cho chính mình của Rowling, một kì vọng rằng ra đây sẽ càng ngày càng trưởng thành trong cách viết khiến Rowling đi sai đường, từ một câu chuyện trẻ em thú vị và chân thật, càng ngày bộ truyện càng đẩy cao tính 'nghiêm trọng' phần nào giả tạo của nó lên, đẩy quá nhiều nhân vật vào, và có lẽ không thể khai thác thêm gì từ họ nữa, Rowling đẩy họ đến cái chết. Có lẽ, cái chết không phải là thứ duy nhất làm nên độ nặng, độ trưởng thành của một tác phẩm. Và vì thế, cái không khí u tối trong câu chuyện chỉ làm nên từ những chi tiết, những thứ bề mặt nhiều hơn là từ bên trong. Lên phim, vì sự đồng bộ giữa hình thức và nội dung đòi hỏi đạo diễn phải che phủ bằng một tone màu tối, nhưng tôi vẫn thấy những yếu điểm, những hành động không cụ thể, những thứ nửa vời, những máu và nước mắt giả tạo.
Tôi hoàn toàn không thích diễn xuất của Daniel, những đoạn nổi giận của anh được biểu lộ trăm lần như một, những đoạn gầm lên hằn học cứ như nhau, lập đi lập lại. Emma Watson có phần khá khẩm hơn, nhưng sự non nớt vẫn có thể thấy rõ với những đoạn diễn vẫn còn khá đơ và giả. Rupert Grint là người tôi khoái nhất, không hiểu vì sao.
Phim kết thúc, thời lượng dài hơi khiến tôi mệt mỏi, cộng thêm việc có vài thằng cha có lẽ đi xem phim chỉ để khoe mẽ cho bạn gái hắn là ta biết hết mọi thứ về Harry Potter - nên cứ bô bô giữa phim rằng thằng này thế này thế nọ, con nọ thế này thế kia. Ừ thì tao biết cái thằng trắng nhác lỗ mũi kì dị đó là Voldermort rồi, cần gì mày phải hét toáng lên như thế.
Chạy trong gió, ngang qua những cô gái điếm nháo nhác trên cầu, tôi lại thấy lòng bình yên lạ. Và tôi nhớ ra được những khoảnh khắc Hồi đó, những khoảng khắc hồn nhiên không tì vết, những khoảnh khắc sống trọn nhất, với những huyễn hoặc, đam mê, những cuốn Harry Potter mỏng dính mỗi tuần, một anh chàng phù thủy trẻ với một vết sẹo hình tia chớp, hồn hậu, say mê.
Và rồi tôi chợt hát một bài hát cũ xưa, ám mùi bụi của Willie Nelson :
On the road again
Just can't wait to get on the road again.
Những cô điếm nghiêng nghiêng quay đầu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Thư số 2: ‘Sự nhẹ bẫng không chịu nổi của những đám mây lang thang’ Gửi H (công chúa), Nếu em hỏi anh anh là ai thì anh sẽ bảo ...
-
Hôm nay đi dạo quanh Sài Gòn tí ti,thấy cuộc sống chợt nhộn nhịp quá thể.Ánh đèn đường không hiểu vì sao trở nên rạng rỡ hơn mọi ngày.Khu vự...
-
Em có là cô gái trăm phần trăm hoàn hảo Như Haruki Murakami đã nói Tôi không biết Chỉ biết rằng tôi yêu em, Từ cái nhìn đầu tiên. Khi giọt n...